Sự kiện hot
3 năm trước

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Nhóm cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị trong tuần qua có diễn biến không mấy khả quan khi chủ yếu rung lắc, thậm chí nhiều mã mất điểm.

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu ITD với giá mục tiêu 28.100 đồng/CP

BSC đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu ITD với giá mục tiêu cho năm tài chính 2021/2022 là 28.100 đồng, tương đương với mức upside 35% so với giá đóng cửa ngày 16/9/2021 dựa trên hai phương pháp định giá PE/FCFF với tỷ trọng 50%/50%.

Được được như kỳ vọng của BSC, sau những phiên tăng khá mạnh kéo dài từ cuối tuần trước giúp ITD xác lập đỉnh của năm trong phiên đầu tuần ngày 20/9, cổ phiếu này đã giao dịch rung lắc nhẹ trong những phiên sau đó. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ITD tăng nhẹ 400 đồng (+1,9%) từ mức giá 21.100 đồng/CP lên 21.500 đồng/CP.

* PHS khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu QNS

Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, mức giá hợp lý cho cổ phiếu QNS khoảng 53.700 đồng/cổ phiếu (+4% so với giá hiện tại). Chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh tích cực của QNS đã được phản ánh vào giá. Từ đó khuyến nghị nắm giữ cho cổ phiếu này.

Mặc dù vừa qua, QNS đã công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận 8 tháng đầu năm 2021 đạt 860 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng với diễn biến tăng mạnh trong tuần trước, cổ phiếu này đã rung lắc và điều chỉnh. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu QNS giảm 1.100 đồng (-2,04%) từ mức giá 54.000 đồng/CP xuống 52.900 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu VNM tiếp cận ngưỡng 95.0, KBSV khuyến nghị mua

Theo BSC, nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 88.5, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 95.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 85.

Trong khi đó, dựa vào triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị mua với cổ phiếu VNM, mức giá mục tiêu 102.200 đồng/CP, cao hơn 18% mức giá đóng cửa ngày 17/09/2021.

Với phiên bùng nổ ngày 22/9 khi VNM ghi nhận mức tăng khá mạnh về giá và lập kỷ lục về thanh khoản, cổ phiếu này đã có tuần giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VNM tăng 4.200 đồng (+4,86%) từ mức giá 86.500 đồng/CP lên 90.700 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PVT

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVT của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí với giá mục tiêu ở mức 29.800 đồng/cổ phiếu trên cơ sở (i) Hiệu quả kinh doanh tiếp tục tăng lên ngay cả khi giá cước vận tải dầu vẫn đang ở mức thấp; ii) Đội tàu vận tải tiếp tục được đầu tư trẻ hóa và gia tăng năng lực chuyên chở; iii) Giá cước thuê tàu kỳ vọng sẽ tăng lên từ cuối 2021 sang đầu năm 2022 khi sản lượng khai thác và chế biến dầu toàn cầu tăng; iv) Khả năng mở rộng sang lĩnh vực vận tải khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầy tiềm năng trong trung và dài hạn.

Trái với khuyến nghị của MBS, cổ phiếu PVT tiếp tục có thêm tuần mất điểm với biên độ giảm sâu hơn. Cụ thể, với việc đón nhận 1 phiên tăng duy nhất ngày 21/9 và 4 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 14/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVT giảm 2.100 đồng (-8,47%) từ mức giá 24.800 đồng/CP xuống 22.700 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu MIG tiếp cận ngưỡng 29.5

Đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20 và MA50, báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo MACD đang ủng hộ xu hướng tăng giá này trong khi chỉ báo RSI cho thấy tín hiệu điều chỉnh ngắn hạn do nằm ở vùng quá mua.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 25.0, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 29.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 23.75.

Có thể thấy trong tuần qua, nhóm cổ phiếu bảo hiểm đã có những phiên giao dịch khởi sắc, trong đó MIG cũng không nằm ngoài xu hướng khi ghi nhận phiên tăng trần ngày 21/9. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 14/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MIG tăng 1.050 đồng (+4,35%) từ mức giá 24.150 đồng/CP lên 25.200 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị nắm giữ, BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu PTB tiếp cận ngưỡng 115.4

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu PTB. Giá mục tiêu là 120.400 đồng/CP, cao hơn 13.3% so với giá tại ngày 17/09/2021.

Trong khi đó, BSC cho rằng, nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 105.5, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 115.4 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 98.45.

Mặc dù áp lực bán gia tăng về cuối tuần khiến PTB quay đầu điều chỉnh nhưng cổ phiếu này vẫn duy trì đà tăng cả về giá và thanh khoản trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 24/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PTB tăng 2.000 đồng (+1,89%) từ mức giá 105.900 đồng/CP lên 107.900 đồng/CP.

* PHS và KBSV cùng khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VHM

PHS ước tính số lượng cổ phiếu vào năm 2021 là 4.353 triệu cổ phiếu. Giá trị hợp lý cho VHM đạt 104.200 đồng/cổ phiếu, cao hơn 28% so với mức giá giao dịch chốt ngày 17/09. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VHM.

Bên cạnh đó, dựa trên triển vọng kinh doanh và định giá, KBSV tiếp tục đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu Vinhomes với giá mục tiêu là 97.200 đồng/CP, cao hơn 25% so với giá đóng cửa ngày 21/09/2020.

Trái với khuyến nghị của PHS và KBSV, cổ phiếu VHM tiếp tục có thêm một tuần điều chỉnh dù có những tín hiệu tích cực khi xuất hiện những nhịp hồi nhẹ. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHM giảm 1.600 đồng (-1,97%) từ mức giá 81.200 đồng/CP xuống 79.600 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu PNJ tiếp cận ngưỡng 100.2

Đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20 và MA50, báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 90.0, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 100.2 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 90.8.

Không nằm ngoài dự đoán khi PNJ tiếp tục công bố kết quả kinh doanh tháng 8 thua lỗ, xác lập tháng thứ 2 thua lỗ tiếp tục với lợi nhuận âm 78 tỷ đồng. Tuy nhiên, những thông tin không mấy khả quan này cũng phần nào tác động lên diễn biến cổ phiếu PNJ trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng duy nhất ngày 22/9 và 4 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PNJ giảm nhẹ 500 đồng (-0,54%) từ mức giá 92.500 đồng/CP xuống 92.000 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu KBC với giá mục tiêu là 57.900 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu KBC với giá mục tiêu là 57.900 đồng/CP (tăng 36,2% upside) sử dụng Phương pháp RNAV.

Những thông tin như “hút” thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu để tăng quy mô vốn hoạt động, hay kế hoạch phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu nhằm huy động vốn thực hiện phát triển dự án Đô thị Tràng Cát, hay tái cơ cấu cho 12 khoản nợ…, đã giúp nhà đầu tư kỳ trọng vào tương lai của Kinh Bắc. Đây là những tiền đề giúp cổ phiếu KBC có những phiên giao dịch khởi sắc tuần qua.

Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KBC tăng 1.900 đồng (+4,5%) từ mức giá 42.250 đồng/CP lên 44.150 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu GVR với giá mục tiêu là 46.900 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GVR của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, với giá mục tiêu 46.900 đồng/CP dựa trên 3 luận điểm chính.

Trái với khuyến nghị của MBS, tuần qua, cổ phiếu GVR tiếp tục rung lắc và mất điểm. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GVR giảm 1.550 đồng (-4,02%) từ mức giá 38.550 đồng/CP xuống 37.000 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu LHG tiếp cận ngưỡng 59.0

Đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20 và MA50, báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 50.5, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 59.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 48.5.

Không được như kỳ vọng của BSC, cổ phiếu LHG đã nhanh chóng gặp trạng thái rung lắc và điều chỉnh khi tiếp cận mốc 50.000 đồng/CP. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu LHG tăng 1.100 đồng (+2,24%) từ mức giá 49.200 đồng/CP lên 50.200 đồng/CP.

N.T

Theo Đầu tư Chứng khoán

Từ khóa: