Theo y học cổ truyền, chè có vị chát, đắng, ngọt, hơi chua, tính lương không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, trừ phong thấp, làm bền mạch máu...
Tuy chè được liệt vào một trong những vị thuốc tham gia vào phòng và trị viêm gan cấp và mạn tính nhưng những người mắc bệnh gan không nên uống nhiều nước chè đặc và thường xuyên bởi một số lý do sau:
Gan là cơ quan dự trữ huyết, là "bộ máy" phân thanh, giáng trọc. Có tác dụng sản xuất, điều phối, dự trữ, kiểm soát việc sản xuất và bài tiết cholesterol... đưa chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đào thải độc tố nội ngoại sinh và chất cặn bã ra ngoài cơ thể, đảm bảo quá trình khép kín trong việc trao đổi chất. Khi người đã mắc bệnh gan tức đã có sự tổn thương tế bào hay nhu mô gan nghĩa là tổn thương bộ phận của cỗ máy, bộ phận cỗ máy trục trặc thì ảnh hưởng tới hiệu suất chất lượng làm việc.
Nếu thường xuyên uống nước chè đặc sẽ làm cho động mạch bị xơ vữa,
ngoài ảnh hưởng gan còn ảnh hưởng tới sức khoẻ tim mạch
Trong nước chè có khá nhiều hợp chất của tannin và và theocin, hai chất này vào dạ dày sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và chất sắt trong thức ăn gây đông vón abumin và các axit amin có trong thức ăn, hình thành những hợp chất gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Hơn nữa ảnh hưởng tới quá trình bài tiết dịch vị đường ruột và dich mật do tính săn se niêm mạc của chè dẫn đến ức chế nhu động ruột làm khó tiêu, táo bón. Lúc này nhu động ruột hoạt động kém sẽ ảnh hưởng tới dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, lượng độc tố sẽ tồn đọng, gan phải tăng hiệu suất làm việc nên làm tăng gánh nặng và tổn thương gan hơn.
Hàm lượng cafein trong chè cao, , mất thăng bằng chức năng của dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến việc hấp thu sắt của cơ thể, lâu dài có thể gây thiếu máu, thiếu sắt, mất cân bằng các nội tiết tố.
Theo Bee