Bơm xe đạp, buộc một lá cờ, chặng đường 50 cây số từ Hà Nội về Thụy An như một chặng đường trở về kí ức.
Bơm xe đạp, buộc một lá cờ, chặng đường 50 cây số từ Hà Nội về Thụy An như một chặng đường trở về kí ức.
Tôi là một thành viên Hành trình xanh. Mà đã là dân Hành trình xanh thì có lẽ ai cũng sẽ trải qua những chuyến đạp xe đường dài; ít thì 50-60, nhiều thì một hai trăm hay cả ngàn cây số trong những chặng đường xuyên Việt. Đường đến trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Thụy An (Ba Vì - Hà Tây) tuy là một chặng đường gần nhưng luôn đong đầy kỉ niệm.
Ngày đó tôi học năm thứ 3 đại học, cái tuổi còn đủ sung sức để đạp xe đường xa và cũng đủ chín chắn để hiểu rõ việc mình làm. Chúng tôi đạp xe đến trung tâm để xua bớt đi những nỗi buồn của các em khuyết tật và đập tan tành "sự bành trướng" của bọn cỏ dại mọc hoang ở trung tâm.
Lần này, sau 2 năm tôi trở lại, tôi đã tranh thủ cảm nhận từng chút, từng chút một sự đổi thay ở đây. Trung tâm giờ khang trang hơn, có thêm những món đồ chơi, những hòn non bộ. Những đứa trẻ ngày xưa có đứa giờ đã ra trường, nhưng có đứa vẫn ở lại để điều trị căn bệnh mà dường như sẽ đeo đẳng các em suốt cả cuộc đời. Nhưng vui sao khi những trẻ em bị thiểu năng trí tuệ vẫn còn nhận ra tôi, vẫn còn nhận ra đoàn quân áo xanh ấy.
Chúng tôi trở lại và làm những công việc xưa để từng chút, từng chút một mang đến sự thay đổi trong cuộc đời của những đứa trẻ “bị bà mụ bỏ quên”.
Trên những con “chiến mã” đã từng chinh chiến Bắc - Nam, các thành viên Hành trình xanh trở lại Thụy An.
Có lẽ chặng đường 50km là quá ngắn ngủi, các thành viên nhanh chóng bắt tay vào công việc không bao giờ cũ: dọn cỏ.
Các thành viên ban hậu cần đang chuẩn bị những phần quà cho các em nhỏ
Và không quên nấu những bữa cơm thật ngon
Sau hai năm, tuy đời sống được nâng cao nhưng số trẻ tàn tật ở Thụy An đã tăng gấp đôi từ 70 lên 150 trẻ
Những tình cảm, sẻ chia không bao giờ là đủ. Trong ảnh là Mai, thành viên ban Hậu cần đang lấy khăn của mình để quàng cho một em nhỏ.
Thời gian qua đi, nhiều em nhỏ đã phục hồi và trở về với gia đình
Trung tâm cũng tiếp nhận ngày càng nhiều hơn những đứa trẻ tàn tật hay bị cha mẹ bỏ rơi.
Một đêm văn nghệ cây nhà lá vườn nhưng bao giờ cũng ấm áp
Trần Thanh Tuyền (Mr Kun) da diết với “Ước mơ cho ngày mai”
Kenny Trang ngọt ngào với ca khúc “Tớ xin lỗi” được thể hiện bằng ngôn ngữ ký hiệu
Các em nhỏ ở trung tâm cũng góp vui với những điệu múa nón
Hay tham gia các trò chơi
Các em khiếm thính còn biểu diễn “độc chiêu” nhảy hip hop đã được lọt vào tứ kết
Vietnam’s Got talent.
Đêm văn nghệ kết thúc trong tiếng cười đầm ấm và niềm vui rạng rỡ của các em khi được nhận quà.
Hai ngày ngắn ngủi qua nhanh, đến giờ các anh chị phải về nhưng những cái ôm vẫn siết chặt chẳng muốn rời.
Tạm biệt Thụy An và một lời hứa sẽ sớm quay trở lại.
Việt Hùng