Sự kiện hot
3 tháng trước

Hoạt động cho vay tiêu dùng kỳ vọng khởi sắc vào những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm 2024, thị trường tài chính và ngân hàng Việt Nam bắt đầu kỳ vọng vào sự khởi sắc của hoạt động cho vay tiêu dùng. Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi sau những biến động từ đại dịch, cùng với những chính sách hỗ trợ từ chính phủ và các ngân hàng, tín dụng tiêu dùng được dự báo sẽ có những bước tiến tích cực, đáp ứng nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân trong mùa cao điểm cuối năm.

Động lực tăng trưởng tín dụng cuối năm 2022
Hoạt động cho vay tiêu dùng kỳ vọng khởi sắc vào những tháng cuối năm.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, hoạt động tín dụng tiêu dùng những năm qua đã có bước phát triển mạnh cả về quy mô dư nợ, số lượng tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia và mức độ đa dạng về sản phẩm, dịch vụ. Đến nay, tổng dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng tại Việt Nam đạt khoảng 2,8 triệu tỷ đồng, tương đương 20% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, trở thành một phần quan trọng trong cơ cấu tín dụng của hệ thống các TCTD.

Tính đến giữa tháng 6, dư nợ tín dụng là 14,07 triệu tỷ đồng, tăng gần 3,8% so với cuối năm ngoái. Trong đó, cho vay tiêu dùng đạt hơn 3 triệu tỷ đồng. Trong tăng trưởng tín dụng của 6 tháng đầu năm 2024, tín dụng tiêu dùng phục vụ đời sống tăng nhanh, chiếm hơn 21%, tương đương hơn 1/5 tổng dư nợ của nền kinh tế.

HD Saison, một trong những công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu, vừa báo cáo lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm nay đạt 601 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước và gần bằng mức lợi nhuận của cả năm ngoái.

Dư nợ của HD Saison tính tới cuối quý II đã tăng gần 8,7% so với cùng kỳ, đạt xấp xỉ 17.000 tỷ đồng. Công ty ghi nhận sự tăng trưởng gần 20% về số lượng khách hàng mới.

Báo cáo tài chính quý II/2024 của Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc cùng chất lượng cho vay cải thiện khi thu nhập lãi thuần đạt hơn 385 tỷ đồng, tăng 549% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong kỳ, EVN Finance lãi trước thuế hơn 146 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ.

Nửa đầu năm, EVN Finance ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 311 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, tại thời điểm 30/6/2024, nợ xấu của EVN Finance đã giảm tới 38% so với đầu năm; trong đó nợ nhóm 4 và nhóm 5 đều giảm mạnh. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng chỉ còn 0,71% từ mức 1,3%. Mặc dù nợ xấu giảm, EVN Finance vẫn tăng gấp đôi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước 'siết' vốn vào bất động sản, tiêu dùng - Tuổi Trẻ Online

Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, sau một năm 2023 đầy khó khăn, thị trường tài chính tiêu dùng kỳ vọng dần khởi sắc. Một phần do nền kinh tế đang trên đà hồi phục, thu nhập của người dân tốt hơn, từ đó mở rộng chi tiêu và việc đi vay sẽ tăng lên, nhất là với mặt bằng lãi suất cho vay hợp lý hơn trước.

Chứng khoán Vietcap cho biết tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu cải thiện trong hai quý vừa qua nhờ chiến lược xử lý nợ mạnh mẽ và quy trình thẩm định tín dụng được nâng cao.

Về dài hạn, Vietcap tin rằng tài chính tiêu dùng vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển nhờ vào đặc điểm nhân khẩu học của Việt Nam và tỷ lệ thâm nhập ngân hàng thấp so với các nước trong khu vực, mở ra cơ hội cho các công ty tài chính tiêu dùng khai thác.

Các chuyên gia phân tích của Vietcap cho rằng lãi suất giảm và sự phục hồi của nền kinh tế sẽ giúp cải thiện nhu cầu của khách hàng và khả năng trả nợ.

Ngân hàng Nhà nước đánh giá, tín dụng tiêu dùng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu chính đáng của người dân, tín dụng tiêu dùng còn kích cầu sức mua, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, qua đó tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế và gặp nhiều thách thức.

Để khai thác được tiềm năng của thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam và giải quyết những tồn tại, thách thức, Agribank đề xuất, cần sớm cho phép và hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong việc kết nối khai thác dữ liệu thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ cho việc xác thực thông tin, nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử; gắn mã số định danh công dân với tất cả tài khoản cá nhân để phục vụ công tác quản lý, xác thực thông tin khách hàng khi ngân hàng cung ứng sản phẩm tín dụng, thanh toán.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: