Sự kiện hot
3 năm trước

Lãi suất liên ngân hàng có diễn biến tăng trở lại

Lãi suất liên ngân hàng (LSLNH) các kỳ hạn qua và đêm 1 tuần có chung diễn biến tăng, lần lượt ở mức 0,27% và 0,51% lên mức 0,71% và 1,29% /năm. Trong khi đó, LSLNH kỳ hạn 2 tuần tiếp tục giảm nhẹ 0,09% xuống mức 1,55%/năm.

Lãi suất huy động tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 6/2022 - Ảnh minh họa.

Thị trường tiền tệ

Theo báo cáo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) tuần 27/06 - 01/7/2022. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hút ròng trên hoạt động thị trường mở.

Theo đó, NHNN tiếp tục có một tuần giao dịch sôi động trên thị trường mở trong tuần vừa qua. Cụ thể, thông qua kênh OMO, 833 tỷ OMO kỳ hạn 14 ngày đã đáo hạn; trong khi NHNN bơm 1.169 tỷ đồng (kỳ hạn 14 ngày, tại mức lãi suất 2,5%). Trong khi đó, thông qua kênh tín phiếu, NHNN tiếp tục phát hành khối lượng lớn, bao gồm 72.615 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 0,65% và 35.025 tỷ đồng kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 0,90%; trong khi lượng phát hành 69.600 tỷ từ tuần trước đã đáo hạn.

Như vậy, tổng hợp cả hai kênh OMO và tín phiếu, NHNN đã hút ròng tổng cộng 37.704 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Kết thúc tuần, lượng OMO đang lưu hành tăng lên 1.699 tỷ đồng, trong khi lượng tín phiếu đang lưu hành ở mức 107.640 tỷ đồng.

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

LSLNH có diễn biến tăng trở lại. Cụ thể, từ ngày 23/6 đến 29/6/2022, LSLNH các kỳ hạn qua và đêm 1 tuần có chung diễn biến tăng, lần lượt ở mức 0,27% và 0,51% lên mức 0,71% và 1,29% /năm. Trong khi đó, LSLNH kỳ hạn 2 tuần tiếp tục giảm nhẹ 0,09% xuống mức 1,55%/năm.

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Theo BVSC, lãi suất huy động tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 6/2022. Cụ thể, theo tổng hợp của BVSC, lãi suất huy động (LSHĐ) trung bình đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tiếp tục có diễn biến tăng nhẹ trong tháng 6, lần lượt ở mức 0,03 và 0,01 điểm phần trăm, lên mức 4,95% và 5,70%. So với cuối năm 2021, cả 2 loại lãi suất trung bình này đều đã tăng 0,15 điểm phần trăm.

BVSC cho biết: “Trong rổ theo dõi của chúng tôi, nhóm NHTMCP quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng) tiếp tục là nhóm duy nhất có lãi suất tăng ở cả 2 loại kỳ hạn, cùng ở mức 0,02 điểm phần trăm, lên 5,63% (6 tháng) và 6,25% (12 tháng). Ngược lại, nhóm các NHTMCP quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) tăng 0,03 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 6 tháng lên 4,71%/năm; nhưng giữ nguyên kỳ hạn 12 tháng, ở mức 5,45%/năm. Trong khi đó, nhóm NH có gốc quốc doanh tiếp tục không điều chỉnh lãi suất kỳ hạn 6 tháng, duy trì ở mức 3,78%/năm trong tháng thứ 12 liên tiếp; trong khi nâng nhẹ lãi suất kỳ hạn 12 tháng thêm 0,05 điểm phần trăm lên mức 5%/năm sau 10 tháng không thay đổi”.

Theo công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, tính tới ngày 20/6/2022, tăng trưởng tín dụng đạt mức 8,51% YTD, cao hơn nhiều so với mức tăng cùng thời điểm năm 2021 (5,47%) và là mức tăng cao nhất thời điểm cuối tháng 6 trong giai đoạn 2018-2022. Dù vậy, tăng trưởng tín dụng đã có dấu hiệu chững lại, khi trước đó, tới ngày 9/6/2022, tăng trưởng tín dụng đã đạt 8,15%. Việc tăng trưởng tín dụng chững lại đã khiến cho thanh khoản hệ thống trở nên dư thừa trong các tuần gần đây. NHNN vì vậy cũng đã thực hiện các hoạt động hút ròng thông qua kênh tín phiếu của hoạt động thị trường mở như trong 2 tuần vừa qua để giúp ổn định lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.

Trong thời gian tới, lãi suất sẽ chịu áp lực tăng khi NHTW nhiều nước lớn đã mạnh lãi suất để ứng phó với lạm phát. Dù vậy, BVSC duy trì dự báo lãi suất sẽ không tăng quá mạnh, chỉ ở quanh mức 0,5 điểm phần trăm so với cuối năm 2021 để tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Thị trường ngoại hối

Tỷ giá trung tâm và tỷ giá giao dịch thực tế tại các NHTM tiếp tục có chung diễn biến tăng: Trong tuần qua, tỷ giá trung tâm tăng 7 đồng, từ 23.105 VND/USD lên mức 23.112 VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá tại NHTM kết thúc tuần cũng tăng 27 đồng, từ mức 23.252 VND/USD lên mức 23.279 VND/USD. Đây là mức tỷ giá NHTM cao nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây. Hiện tại, tỷ giá tại NHTM đã tăng 1,98% so với cuối năm 2021.

Vào ngày 4/7/2022, NHNN đã chính thức nâng giá bán ra USD, từ mức 23.250 thêm 150 đồng, lên 23.400 VND/USD, đồng thời thay đổi phương thức từ bán kỳ hạn 3 tháng sang giao ngay. Như vậy, đây đã là lần thứ 3 trong năm 2022 NHNN thực hiện thay đổi đối với giao dịch ngoại tệ và là lần thứ 2 nâng tỷ giá bán ra.

Động thái này của NHNN diễn ra trong bối cảnh Fed thực hiện nâng lãi suất 1 cách quyết liệt (từ đầu năm tới nay đã nâng tổng cộng 1,5 điểm phần trăm), và cho biết sẽ tiếp tục nâng lãi suất cho tới khi nào lạm phát được kiểm soát.

Trước các quyết định của Fed, chỉ số DXY đã tăng tới 9,9% so với cuối năm 2021 (tính tới ngày 1/7/2022), khiến cho tất cả đồng tiền của các nước EMs (trong mẫu theo dõi của BVSC) đều mất giá so với đồng tiền này.

Tỷ giá USD/VND cũng đã tăng 1,98% YTD, nhưng là mức mất giá thấp nhất so với các đồng EMs khác. Mặc dù đồng VND chịu áp lực mất giá trước những thay đổi trong chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ nhưng với môi trường vĩ mô ổn định, dự trữ ngoại hối ở mức cao và xu hướng xuất siêu vẫn đang được duy trì, BVSC cho rằng đồng VND vẫn là đồng tiền ổn định khi so với các đồng tiền của các nền kinh tế cận biên và mới nổi khác trên thế giới.

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Chỉ số USD Index có diễn biến tăng trở lại: Trong tuần qua, chỉ số DXY tăng 0,91% lên 105,14 điểm. Đồng bạc xanh có diễn biến tăng so với phần lớn các đồng ngoại tệ khác trong rổ tính DXY. Theo đó, đồng USD tăng 1,41%; 1,32%; 1,99%; 0,06% và 0,29% so với các đồng GBP, EUR, SEK, CAD và CHF. Ngược lại, so với đồng JPY, đồng USD giảm nhẹ 0,01% so với tuần trước đó.

Như vậy, đồng USD đã quay lại vùng giá cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Trong tuần, chỉ số PCE tháng 5 của Mỹ đã được công bố, đạt mức 6,3%, tương đương với mức tăng trong tháng 4. Mặc dù không tăng lên như dự báo trước đó nhưng chỉ số PCE của Mỹ hiện tại vẫn đang cao hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát của quốc gia này (2%).

Trong khi đó, trong các bài phát biểu, quan chức của Fed vẫn cho thấy sự quyết liệt của cơ quan này trong việc tăng lãi suất để đối phó với lạm phát. Trong cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 6, Fed đã nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản (bps), mức nâng mạnh nhất kể từ năm 1994 tới nay và cho biết có thể sẽ tiếp tục nâng lãi suất ở mức này trong cuộc họp sắp tới vào nửa cuối tháng 7. Đồng USD qua đó liên tục có diễn biến tăng từ đầu năm tới nay. Tính tới ngày 1/7/2022, chỉ số DXY đã tăng 9,9% so với cuối năm 2021.

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nhà đầu tư chỉ nên xem những phân tích của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. KTDU và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải. 

Thanh Tú

Theo KTĐU

Từ khóa: