Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh

Theo BVSC, lãi suất liên ngân hàng (LSLNH) các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần có chung diễn biến tăng rất mạnh, lần lượt ở mức 1,48%; 0,98% và 1,63%, lên mức 5,90%; 6,09% và 6,72%/năm. Đáng chú ý, trong tuần, các kỳ hạn đều có thời điểm tăng lên mức cao nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo báo cáo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) tuần 36 - 2022. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bơm ròng với khối lượng lớn trên thị trường mở trong tuần vừa qua.

Cụ thể, thông qua kênh OMO, NHNN bơm 64.429 tỷ đồng (bao gồm 49.428,8 tỷ đồng kỳ hạn 7 ngày, tại mức lãi suất 4,50% và 15.000 tỷ đồng kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 4,65%); trong khi 22.377 tỷ OMO kỳ hạn 7 và 14 ngày đã đáo hạn. Trong khi đó, trên kênh bán hẳn, NHNN không thực hiện phát hành thêm; trong khi 16.100 tỷ đồng tín phiếu phát hành cách đây 2 tuần đã đáo hạn trong tuần này.

Như vậy, tổng hợp cả hai kênh OMO và tín phiếu, NHNN bơm ròng tổng cộng 58.152 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Kết thúc tuần, lượng OMO đang lưu hành tăng lên 64.429 tỷ đồng, trong khi lượng tín phiếu đang lưu hành tiếp tục giảm xuống còn 38.985 tỷ đồng.

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

LSLNH tăng mạnh. Cụ thể, trong vòng 1 tuần kể từ ngày 1/9 đến 8/9/2022, LSLNH các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần có chung diễn biến tăng rất mạnh, lần lượt ở mức 1,48%; 0,98% và 1,63%, lên mức 5,90%; 6,09% và 6,72%/năm. Đáng chú ý, trong tuần, các kỳ hạn đều có thời điểm tăng lên mức cao nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây, trước khi hạ nhiệt (đối với kỳ hạn qua đêm và 1 tuần).

Cũng theo BVSC, tuần qua, đại điện NHNN cho biết tốc độ tăng trưởng tín dụng tính tới ngày 26/8/2022 đã đạt 9,91% YTD, cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. Đồng thời, NHNN cũng đã chính thức thực hiện phân bổ hạn mức tín dụng còn lại cho các NHTM. Theo tính toán của BVSC, nếu giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14% cho cả năm 2022, sẽ vẫn còn khoảng 4,09% hạn mức tín dụng sẽ được cấp cho các ngân hàng, tương đương với 427.160 tỷ đồng. BVSC cho rằng việc mở hạn mức tín dụng ở thời điểm hiện tại là cần thiết để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế trong giai đoạn còn lại của năm 2022.

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Thị trường ngoại hối

Tỷ giá trung tâm và tỷ giá giao dịch thực tế tại các NHTM có diễn biến tăng mạnh: Cụ thể, trong tuần qua, tỷ giá trung tâm tăng 44 đồng, từ 23.219 VND/USD lên 23.263 VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá tại NHTM kết thúc tuần cũng tăng thêm 66 đồng, từ mức 23.451 VND/USD lên mức 23.517 VND/USD. Hiện tại, tỷ giá USD/VND vẫn đang ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 4/2020 tới nay.

Tuần qua, NHNN đã thay đổi giá bán niêm yết đồng USD, nâng từ mức 23.400 VND/USD lên 23.700 VND/USD. Như vậy trong năm 2022 này, NHNN đã có 3 lần nâng giá bán đồng USD. Động thái này diễn ra trong bối cảnh thị trường lo ngại Fed sẽ có lần thứ 3 liên tiếp nâng lãi suất mạnh tay 75 bps trong cuộc họp tháng 9 tới đây, khiến cho đồng USD tiếp tục tăng giá mạnh. Có thời điểm, chỉ số DXY đã tăng tới trên 15% YTD, khiến cho VND chịu áp lực mất giá. Với mức giá bán nâng lên 23,700 VND/USD, đồng VND đã mất giá khoảng 3,8% YTD.

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Chỉ số USD Index có diễn biến giảm trở lại: Trong tuần qua, chỉ số DXY giảm 0,48% xuống mức 109 điểm. Dù vậy, trong tuần, chỉ số DXY cũng có những thời điểm vượt lên trên ngưỡng 110 điểm, cao nhất kể từ tháng 4/2002 tới nay. Đồng bạc xanh có diễn biến giảm so với phần lớn các đồng ngoại tệ khác trong rổ tính DXY. Theo đó, đồng USD tăng lần lượt 0,70%; 0,88%; 1,44%; 0,79% và 2,06% so với các đồng GBP, EUR, SEK, CAD và CHF. Ngược lại, đối với đồng JPY, đồng USD vẫn tiếp tục tăng mạnh 1,59%.

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nhà đầu tư chỉ nên xem những phân tích của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. KTDU và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải. 

Ánh Tuyết

Theo KTĐU

Từ khóa: