Giới trẻ nghiện Facebook là vấn đề không còn mới. Tuy nhiên, điều đáng nói là việc nghiện Facebook đang lan tới số đông các bạn sinh viên dẫn đến tình trạng quên ăn, quên ngủ, thậm chí bỏ mặc thi cử để được “sống” trên mạng xã hội.
Giới trẻ nghiện Facebook là vấn đề không còn mới. Tuy nhiên, điều đáng nói là việc nghiện Facebook đang lan tới số đông các bạn sinh viên dẫn đến tình trạng quên ăn, quên ngủ, thậm chí bỏ mặc thi cử để được “sống” trên mạng xã hội.
Thi cử đến gần nhưng nhiều bạn trẻ vẫn “tình nguyện” là nô lệ bất đắc dĩ của Facebook, bởi “nghiện rồi nên khó bỏ lắm”.
Nhà trường cho sinh viên nghỉ học để ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới, nhưng Linh (sinh viên Trường CĐ Truyền hình) vẫn không bỏ được thói quen sử dụng facebook mọi lúc có thể. Ôm quyển sách đọc được năm ba câu thì ghé qua "phây" đến cả tiếng đồng hồ: “Khổ nỗi, cứ đọc sách là buồn ngủ mà "vào phây" cả đêm thì chả thấy gì (cười). Một vài người bạn cũng tạm cai để tập chung ôn thi còn mình thì mãi mà chưa có động lực. Cũng thấy lo ngại quá”- Linh buồn rầu.
“Chúng ta đang bỏ phí thời gian để làm giàu cho Mark”
Thay vì ôn thi Linh chăm chỉ 'lên phây" than thở về những thói quen xấu khó bỏ của mình. Ấy thế là lại thích, bình luận, chia sẻ, Linh vì thế mà muốn bỏ nhưng lại càng khó hơn: “Chẳng biết làm gì hơn ngoài việc lên đây han thở, nhận lại like, comment của các bạn mình lại cặm cụi trả lời, đã vào rồi thì còn lâu mới thoát ra được. Đúng là ôn thi kiểu Facebook”, Linh ngao ngán nói.
Cũng giống Linh, Khánh Ngân, lớp 12, trường THP TTT, Hà Nội cho biết: “Em biết dùng Facebook từ hồi chưa có máy tính, thấy bạn bè chơi nên cũng vào cho biết, rồi giờ ham hố, không vào là cứ bứt rứt không yên. Ngày ấy vào bằng điện thoại, giờ vào máy tính thì càng ghiện hơn. Hôm nào cũng thức khuya chém gió với các bạn, lại thi cử sắp tới. Nói thật em cũng muốn bỏ nhưng khó quá”.
Thanh Hường, sinh viên năm cuối Trường CĐ Truyền hình từng tuyên bố: “Chúng ta đang bỏ phí thời gian để làm giàu cho Mark”, nhưng Hường phải thừa nhận là mình chưa thể bỏ được thói quen sử dụng Facebook đến quên ăn, quên ngủ.
Vì chưa có máy tính, nên Hường dành phần lớn thời gian “ôm” cái điện thoại để đọc, để 'còm" những bài viết bé tẹo trên giao diện của chiếc điện thoại, ấy vậy mà Hường không bỏ qua cái nào. Tỉ mẩn kích vào, rồi kiên nhẫn chờ đợi từng % tải xuống, bình luận và lại chờ đợi… Cái điệp khúc ấy được Hường cứ lặp đi lặp lại mọi lúc, mọi nơi: trong giờ học, ra chơi hay trên xe bus…
Chưa hết mệt mỏi sau một đêm thức trắng, Thanh Hường cho biết: “Đọc thông tin trên trang cá nhân của những người, mình thấy ấn tượng, nhiều khi thức đến sáng mà vẫn chưa đọc hết, thế mà vẫn muốn đọc tiếp. Nhiều hôm ngồi Facebook đến sáng rồi đi học luôn, không cần ngủ”.
Nghiện Facebook: “thói quen” nguy hiểm
Với những bạn quá lạm dụng vào Facebook thì việc phát ngôn hùng hồn như: “một ngày mà không vào mình cứ thấy bứt rứt không yên” hay “ăn mì tôm sống qua ngày mà được vào Face thì ok hết” của bạn T.Biên, sinh viên trường ĐH Xây dựng, không có gì lạ lẫm cả.
Đây còn là suy nghĩ của phần lớn các bạn trẻ nghiện Face book hiện nay. Bạn cũng đừng quá lạm dụng đến mức, bất kể cảm xúc gì nào cũng đều chia sẻ, bởi nhiều người sẽ cho rằng họ đang bị bạn làm phiền hoặc nó thật dở hơi: “Mình và người yêu đều tự nguyện chia tay mà cô ấy cứ lên Face nói những lời như thể mình có lỗi, mình làm cô ấy đau khổ lắm ấy. Thử hỏi mình còn mặt mũi nào mà nhìn mặt bạn bè hai đứa. Nhiều lúc mình thấy phiền vì những dòng status như thế. Không phải cái gì cũng đăng lên như vậy, nó thật ngớ ngẩn.”, Khánh, trường ĐH Công nghiệp bức xúc.
Ban đêm thì "sống trên phây:, ban ngày thì ngủ để giữ sức nên Thanh Hường không còn thời gian đâu dành cho thi tốt nghiệp đang đến gần. Đến độ, em gái Hường phải thốt lên: “Em không biết cái đó có cái gì hay ho mà chị em ngồi lỳ với nó cả ngày, thậm chí là cả đêm không ngủ. Kéo dài mãi thế này thì sức đâu ra mà học tập”.
Bạn T.G, Trường ĐH Văn hóa thì than thở: “Lần này mình thi 9 môn, mới thi xong 1 môn, nhưng kết quả chẳng ra gì. Mai lại thi nữa rồi mà giờ vẫn cứ face thế này, không biết kỳ này thế nào nữa”.
Nhận thức và xây dựng bản lĩnh đúng đắn
Áp lực thi cử đang đến gần, nhìn lại chặng đường học hành bị bỏ bê để dành thời gian cho Facebook, nhiều bạn trẻ đã nhận ra mức độ nguy hiểm và đành phải ngậm ngùi “cai nghiện”.
Trọng Sáng, là sinh viên khoa CNTN, Trường ĐH Thái Nguyên đã từng lập kỷ lục 24/24h sống trên Facebook cho biết: “Trước đây, mình chỉ coi Facebook như công cụ để xả stress, nhưng không ngờ nghiện đến thế. Nhìn lại quãng thời gian qua, thấy mình chưa làm được gì có ích, off face là quyết định đúng đắn nhất để mình tập trung vào kỳ thi này và làm nhiều việc có ích hơn là chỉ ngồi chăm chăm với mấy cái note vô vị”.
Cùng quan điểm trên bạn Văn Thức, Trường ĐH Hàng hải Hải Phòng quyết định từ bỏ Facebook và một vài hội nhóm mà Thức luôn là thành viên tham gia tích cực nhất, để tập chung cho kỳ thi sắp tới: “Mình không muốn lại bị rớt ở kỳ thi này, nên đành tạm“đoạn tuyệt” với tình yêu (Facebook). Mình muốn làm một cái gì đó có ích để bố mẹ tự hào về mình, chứ không phải cố gắng để tạo tên tuổi chém gió tại các hội nhóm trên Facebook”.
Chúng ta có sử dụng Facebook kết hợp với nghe nhạc hay xem phim để xả stress sau mỗi giờ học tập và làm việc căng thẳng hay để giữ liên lạc với bạn bè, viết nhật ký chia sẻ cảm xúc và học hỏi nhiều điều thú vị từ Face book. Tuy nhiên các bạn trẻ nên biết cách sắp xếp thời gian học và chơi cho rõ ràng. Sử dụng Facebook đúng mục đích hay không còn phụ thuộc vào bản lĩnh của các bạn trẻ
Nguyễn Yến
theo VietnamNet