Tán dương không đúng ngữ cảnh hoặc khen ai đó quá lời, bạn dễ bị mọi người thậm thụt sau lưng “rõ là đồ nịnh hót”.
Tán dương không đúng ngữ cảnh hoặc khen ai đó quá lời, bạn dễ bị mọi người thậm thụt sau lưng “rõ là đồ nịnh hót”.
Lời khen - Con dao hai lưỡi
Khi ai đó hoàn thành tốt việc gì, chúng ta thường tặng lời khen như một sự khích lệ, động viên. Đôi lúc, nó còn ngầm thể hiện sự ngưỡng mộ, thán phục. Thế nhưng, nhiều người có xu hướng lạm dụng lời khen quá đà hoặc không đúng chỗ, khiến đối tượng hoài nghi “có phải bạn ấy đang có ý đồ gì không?”.
Lời khen có thể là con dao hai lưỡi khiến bạn bè nghi ngờ sự chân thành của bạn
(Ảnh minh họa)
Nói cách khác, lời khen cũng giống như gia vị của món ăn vậỵ. “Nêm” không khéo, bạn sẽ tạo cảm giác “khó xơi” nơi người nhận. “Nhạt” thì bị chê là “thiếu thành í”, mà “đậm đặc” quá, thì dễ bị mang tiếng là nịnh hót. Vậy nên chúng ta phải khen thật đúng, thật phù hợp để ghi dấu với mọi người nhé.
Những lời khen giúp bạn ăn điểm
Kênh thứ ba
Chúng ta thường nghĩ rằng: Khen ai đó nên khen trực tiếp, vì như thế mới chứng tỏ mình thực sự thành ý. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bởi đối tượng có thể sẽ cho rằng bạn đang cố lấy lòng họ, nhất là với những ai hay hoài nghi. Khéo léo hơn, bạn có thể chuyển lời khen của mình qua một kênh thông tin không chính thức - tức người có quan hệ thân thiết nhất với đối tượng. Bởi những điều tốt đẹp được nhân vật thứ ba nói lại nghe có vẻ “đáng tin” hơn là những lời khen trực tiếp.
Tìm một người thứ ba để chuyển lời khen (Ảnh minh họa)
“Hạ gục” đối tượng tiềm năng bằng lời khen “chết người”
Bạn có thể đẩy mối quan hệ đi xa hơn bằng cách rủ đối tượng đi chơi hoặc tấn công nàng bằng những SMS mùi mẫn. Nhưng có một cách khác hiệu quả không kém đó là lời khen “chết người”.
Leil Lowndes - tác giả cuốn How can talk to any one (Nghệ thuật giao tiếp thành công) cho rằng: "Lời khen “chết người” là những phát ngôn bày tỏ sự ngưỡng mộ hay thích thú những phẩm chất, cá nhân của một người nào đó. Vì thế, bạn đừng ngại “cưa” cô ấy bằng những lời có cánh kiểu như “Mình không ngờ cậu lại có khiếu hài hước vậy đâu nhé”, “Chiếc áo hôm nay trông rất hợp với gương mặt cậu đấy”. Chắc chắn người ta sẽ phổng mũi cho xem.
Nguyên tắc “bồ câu đưa thư”
Khi bạn nghe một người nào đó khen ngợi ai kia, hãy biến mình thành một chú “bồ câu đưa thư” bằng cách chuyển lời khen đến đối tượng mà người kia dành tặng. Bạn sẽ được mọi người đánh giá cao và dần xóa bỏ những hiềm khích. Đơn giản là vì chúng ta đều yêu quý những người mang đến tin tốt lành cho mình.
Ai cũng thích những tin tốt lành (Ảnh minh họa)
Động viên ai đó bằng lời khen “nhẹ nhàng”
Ngược lại lời khen “chết người” (thường dành cho những bạn mới quen và muốn đẩy xa mối quan hệ) là lời khen “nhẹ nhàng” có tính động viên, khích lệ rất lớn. Chẳng hạn như, hôm nay mẹ bạn nấu một bữa rất đã, đừng quên khen mama một tiếng rằng: “Mẹ làm cơm ngon quá. Con phải ăn ít nhất hai bát nữa mới được”. Lời khen “nhẹ nhàng” còn là những phát ngôn ngắn gọn mà bạn tình cờ chêm vào cuộc nói chuyện của mình như: “ bạn làm hay ghê”, “không tệ chút nào”, “được đấy”…
Đừng để nguội lời khen
Cạ cứng của bạn vừa đạt một giải thưởng nặng ký hay mới tìm được công việc với mức lương “khủng”. Lời khuyên là hãy chúc mừng và khen tặng cô ấy ngay lúc đó. Thứ nhất, điều này sẽ “chặn đứng” nguy cơ bạn có thể quên béng vì mải bơi trong khối lượng công việc, bài vở. Đồng thời, người nhận sẽ cảm thấy phấn khích và hạnh phục hơn khi bên cạnh mình, luôn có những người bạn tốt như vậy.
Hưng Hanu