Nhiều nam giới thực hiện kế hoạch hóa gia đình bằng cách triệt sản. Tuy nhiên, vì một lý do khách quan mà sau đó họ lại muốn có con trở lại. Với kỹ thuật nối đường ống sinh sản tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội sẽ giúp quý ông thực hiện điều này.
Nhiều nam giới thực hiện kế hoạch hóa gia đình bằng cách triệt sản. Tuy nhiên, vì một lý do khách quan mà sau đó họ lại muốn có con trở lại. Với kỹ thuật nối đường ống sinh sản tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội sẽ giúp quý ông thực hiện điều này.
Triệt sản là biện pháp được coi là triệt để nhất để kế hoạch hóa gia đình. Khi triệt sản nam giới, người đàn ông sẽ phải cắt và thắt ống dẫn tinh nhưng khi giao hợp vẫn xuất tinh (chỉ có tinh dịch mà không có tinh trùng) nên không có khả năng thụ thai cho phụ nữ.
Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
Tuy nhiên, một số người vì không may vợ mất muốn tái hôn hoặc con bị tai nạn, muốn sinh thêm thì các bác sĩ sẽ thực hiện vi phẫu nối đường ống sinh sản. Cũng có nhiều khi người đàn ông vô sinh vì tắc ống dẫn tinh, tinh trùng không xuống được, nguyên nhân ống mào tinh có đường kính là 0,15 mm, còn ống dẫn tinh có đường kính là 0,3 mm nên ống dẫn tinh và mào tinh bị viêm nhiễm thì chúng rất dễ bị sẹo làm tắc.
Khi tắc ở cả hai bên hoặc tắc một bên thì tinh hoàn bên kia bị hư, không tiết ra tinh trùng nữa. Tắc làm tinh trùng không ra ngoài được, nằm lại bên trong tinh hoàn, mào tinh và tự chết ở đó làm nam giới không thể có con tự nhiên.
Trước đây, các bác sĩ nối bằng kỹ thuật thông thường. Nay nối bằng vi phẫu thuật, dùng kính để phóng to ống dẫn tinh lên gấp nhiều lần, để việc khâu nối được chính xác, rồi sử dụng chỉ prolen để nối hai đầu ống dẫn tinh.
Đây là phẫu thuật phục hồi sự thông dẫn giữa hai ống dẫn tinh. Bình quân mỗi ca nối kéo dài khoảng 2 giờ, một ngày sau nối bệnh nhân có thể xuất viện. Một tuần lễ sau quay lại bệnh viện để được thử tinh trùng (thử xem trong tinh dịch đã có tinh trùng chưa, số lượng nhiều hay ít, vì có trường hợp vẫn có tinh dịch nhưng không có tinh trùng, nghĩa là đường dẫn tinh chưa được thông dẫn; hoặc có nhưng quá ít, khó thụ thai).
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của phẫu thuật nối ống dẫn tinh là khoảng thời gian từ lúc bệnh nhân được thắt cho tới ngày đi mổ phục hồi. Nếu dưới 3 năm thì cơ may có lại tinh trùng trong tinh dịch là 97% và sau đó sẽ giảm dần tỉ lệ có con.
TS Lê Văn Vương Vệ
Theo Khoa học Đời sống