Sự kiện hot
6 năm trước

[Phần 2] Năng lượng sạch đang khuấy đảo tình hình địa chính trị toàn cầu

Theo The Economist, sự chuyển đổi năng lượng đang thay đổi thế giới. Vậy, quốc gia nào sẽ là người chiến thắng, quốc gia nào sẽ là kẻ thất bại trong cuộc cách mạng xanh này?

Ảnh minh họa.

Dân chủ hóa năng lượng

Báo cáo đặc biệt này sẽ xem xét quá trình chuyển đổi năng lượng từ quan điểm của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc, cũng như các quốc gia dầu mỏ như Nga, Arab Saudi. Nó sẽ chỉ ra đâu là người chiến thắng và kẻ thua cuộc trong cuộc đua này. Báo cáo sẽ lập luận rằng Mỹ có nguy cơ lãng phí vị trí lãnh đạo đầu tiên, đạt đươc nhờ việc sử dụng khí đốt tự nhiên và năng lượng tái tạo để giảm phát thải, thúc đẩy công nghệ sạch và giúp người tiên phong của Hiệp định Paris. Trung Quốc đang nhanh chóng bắt kịp. Trong khi Arab Saudi và Nga đang trong tình trạng nguy hiểm rõ ràng nhất.

Những năm gần đây, phát triển về sự tự lực cánh sinh của Mỹ và sự tự kiềm chế của Trung Quốc đã cung cấp một cái nhìn bao quát những hàm ý về chính sách đối ngoại của một trật tự năng lượng mới. Đối với Mỹ, một số chuyên gia cói đó như là một điều may mắn, tiêu đề một cuốn sách gần đây của bà Meghan O'Sullivan của Đại học Harvard. Bà nói rằng cuộc cách mạng đá phiến đã làm giảm dự báo về sự suy yếu của Mỹ, giúp việc áp đặt lệnh trừng phạt đối thủ trở nên dễ dàng hơn, tạo ra một thị trường khí đốt toàn cầu, và giảm căng thẳng về việc theo đuổi các nguồn tài nguyên năng lượng của Trung Quốc. Bà miêu tả nó như là một lợi ích đới với quyền lực của Mỹ, và là một điều bất lợi với Nga".

Tuy nhiên, điều đó có vẻ như là quá lạc quan. Nga và tổ chức dầu mỏ OPEC đã thành công trong việc giảm sản lượng nhằm chống lại sự dư thừa của dầu đá phiến. Họ cũng đã chuyển hướng sang Trung Quốc, quốc gia đang đổ tiền vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng. Quan trọng nhất là dầu đá phiến của Mỹ có thể gây ra sự phụ thuộc vào dầu mỏ thậm chí còn lớn hơn trong nền kinh tế, với những hậu quả tiềm ẩn nguy cơ cho khí hậu trái đất. Nếu Mỹ tập trung quá nhiều vào việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch, họ có thể làm mất đi sự cần thiết của việc phát triển năng lượng sạch cho tương lai.

Ấn ỷ địa chính trị của một sự chuyển đổi năng lượng rộng hơn sẽ phức tạp hơn. Hồi tháng 1, một ủy ban thế giới được hình thành để nghiên cứu địa chính trị về năng lượng sạch dưới sự bảo trợ của Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế tại Abu Dhabi, với hy vọng sự phát triển này sẽ tạo ra một thế giới hòa bình, ổn định và "nhàm chán" hơn. Những nhà chiến thắng về năng lượng sạch tin rằng nhàm chán là một điều tốt. Không giống hydrocarbon, năng lượng tái tạo hầu như xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Những nỗ lực hợp tác để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến sự phát triển của mã nguồn mở và chia sẻ công nghệ. Khi những nhà máy phát điện đã trở nên phân tán hơn (ví dụ như Đức, Trung Quốc và California), các khu vực có thể tự cung tự cấp hơn về năng lượng, quá trình này được gọi là "dân chủ hóa năng lượng". Tại châu Phi và một số quốc gia khác, tăng cường tiếp cận năng lượng, thông qua các loại lưới điện mini và tấm pin mặt trời ở tầng thượng, có thể giảm sự thiết thốn về năng lượng ngay cả khi dân số toàn cầu đang tăng lên.

Lyly Cao
Theo KTTD, Vietnambiz

Từ khóa: