Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 2,37 điểm (+0,22%) lên 1.083,45 điểm, trong đó chỉ số VN30 tăng 2,52 điểm (+0,24%) lên 1.052,23 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 269 mã tăng/167 mã giảm, ở rổ VN30 có 14 mã tăng, 15 mã giảm và 1 mã giữ tham chiếu. Bên cạnh đó, nhóm midcap và nhóm smallcap lần lượt tăng 2,18% và 2,10%.
Dựa theo báo cáo phân tích một số cổ phiếu đáng quan tâm trước phiên 23/12 của một số công ty chứng khoán. Chúng tôi xin trích lược lại như sau:
BSC: Khuyến nghị đối với cổ phiếu CTI
Theo BSC, CTI đang nằm trong xu hướng tăng giá trung hạn mạnh mẽ từ ngưỡng đáy 11.5. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI Đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 15.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu trở về vùng giá 18.0-19.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 13.5.
KBSV: Khuyến nghị đối với cổ phiếu MWG
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/12, cổ phiếu MWG tăng 3.2% lên 119,900 VNĐ/cổ phiếu.
MWG công bố KQKD tháng 11 với lợi nhuận đạt đạt 316 tỷ đồng (+12% YoY), doanh thu 9,200 tỷ đồng (+10% YoY) nhờ sự tăng trưởng doanh thu khả quan của chuỗi Bách Hóa Xanh và Điện Máy Xanh.
MWG đặt kế hoạch năm 2021 với lợi nhuận sau thuế 4,750 tỷ đồng, doanh thu đạt 125,000 tỷ đồng, lần lượt tăng 37.7% và 13.6% và so với kế hoạch năm 2020. Hoạt động kinh doanh bán lẻ thiết bị di động và điện máy vẫn là trụ cột, kỳ vọng đóng góp khoảng 75% tổng doanh thu.
KBSV: Khuyến nghị đối với cổ phiếu VHC
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/12, cổ phiếu VHC giảm -0.1% xuống 41,250 VNĐ/cổ phiếu.
VHC công bố doanh thu xuất khẩu tháng 11 đạt 660 tỷ đồng (- 6% YoY), trong đó doanh thu thị trường Mỹ 250 tỷ đồng (-8% YoY), Trung Quốc 150 tỷ đồng (-20% YoY) và EU 89 tỷ đồng (+85% YoY). Lũy kế 11 tháng, doanh thu xuất khẩu Vĩnh Hoàn đạt 6,314 tỷ đồng (-4.2% YoY).
MBS: Khuyến nghị đối với cổ phiếu POW
MBS khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu POW với giá mục tiêu 12.700 đồng do nhu cầu phụ tải điện dự kiến phục hồi trong năm 2021 với mức tăng trưởng 8-10%, cùng với điều kiện thủy văn thuận lợi cho thủy điện và giá nhiên liệu đầu vào đang ở mức thấp cho nhiệt điện khí.
Giá mục tiêu được xác định dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 16,6 lần (theo EPS 2021F khoảng VND 764).
Lũy kế 11T2020, doanh thu hợp nhất của POW giảm ~17% n/n, ước đạt 25.962 tỷ đồng. Tổng sản lượng điện ước giảm 15% n/n còn 17.514 triệu. Cụ thể, trong tháng 11, sản lượng sản xuất điện của hai nhà máy Cà Mau 1 và 2 ước tính chỉ bằng 75% kế hoạch tháng do PV Gas làm sạch và thông đường ống dầu khí trên biển từ đầu tháng khiến lượng khi cấp cho nhà máy điện giảm xuống còn khoảng trung bình 2,5 triệu sm3/ngày. Trái lại, các nhà máy thủy điện Hủa Na và Đakđrinh đều cho sản lượng vượt kế hoạch tháng do các nhà máy thủy điện được huy động tối đa công suất trong mùa mưa.
Theo lãnh đạo của công ty cho biết, cho cả năm 2020, doanh thu của POW ước đạt 30.472 tỷ đồng, hoàn thành 86% kế hoạch doanh thu cả năm và lợi nhuận sau thuế ước đạt 2.335 tỷ đồng (trong đó đã bao gồm 1,130 tỷ thu hồi tố chênh lệch tỷ giá NMĐ Vũng Áng 1 giai đoạn 2016- 2017), vượt 14% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
MBS kì vọng sản lượng điện của POW sẽ phục hồi và tăng trưởng ở mức 9,4% n/n trong năm 2021 đến từ nhu cầu phụ tải điện tăng mạnh nhờ kinh tế phục hồi, tình hình thủy văn thuận lợi và sự bổ sung nguồn khí mới từ mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những phân tích của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. KTDU và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải.
Tạ Thành
Theo KTDU