Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

PVS: Thiếu các yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn

Theo SSI, trong 9 tháng đầu năm 2022, Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS - sàn HNX) đạt doanh thu hợp nhất 11 nghìn tỷ đồng, tăng14,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 415 tỷ đồng, giảm 19,8% so với cùng kỳ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong báo cáo phân tích mới được cập nhật đối với Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS), Chứng khoán SSI cho biết, nguyên nhân chính khiến tỷ suất lợi nhuận gộp giảm là do tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng EPC/EPCI giảm đáng kể từ 3,7% trong 9 tháng 2021 xuống 0,4% trong năm nay. Mảng O&M cũng ghi nhận biên lợi nhuận giảm đáng kể, về gần điểm hòa vốn. Chi phí nguyên vật liệu và chi phí đầu vào cao hơn đáng kể (65%) là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này.

Mới đây, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Dầu khí sửa đổi, điều này được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn cho các hoạt động dầu khí, trong đó có hoạt động đầu tư mới vào các dự án khai thác và thăm dò dầu khí (E&P).

Cũng theo SSI, do triển vọng của ngành E&P dầu khí Việt Nam có thể được cải thiện nhẹ vào năm 2023 và tích cực hơn từ năm 2024, SSI dự báo các hợp đồng EPC lớn của PVS sẽ tiếp tục dựa vào thị trường quốc tế trong năm 2023.

Để đánh giá giá trị dài hạn của PVS có tính đến các điều kiện thị trường, SSI sử dụng kết hợp phương pháp định giá DCF và phương pháp định giá tương đối (P/B, P/E). SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 22.700 đồng/cổ phiếu, do đó đưa ra khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu PVS.

Như Nguyệt

Theo KTĐU

Từ khóa: