Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Quy mô thị trường chứng khoán và trái phiếu tương đương kênh tín dụng

Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng, khi nói đến kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp, chúng ta nói kênh tín dụng ngân hàng đang chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, nếu tính quy mô thị trường chứng khoán và quy mô thị trường trái phiếu hiện tại, thì các kênh này cũng gần tương đương kênh tín dụng.

Nhà đầu tư cần cảnh giác với trái phiếu doanh nghiệp lãi suất
Quy mô thị trường chứng khoán và trái phiếu tương đương kênh tín dụng.

Cụ thể, tháng 7 vừa qua, Bộ Tài chính đã thiết lập kênh giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Đến nay đã có khoảng hơn 1.600 mã doanh trái phiếu doanh nghiệp đang được giao dịch trên thị trường với quy mô giao dịch hàng ngày vài nghìn tỷ đồng. Đây là kênh quan trọng để tạo sự thanh khoản trên thị trường, tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường và củng cố niềm tin cho thị trường, giúp thị trường này phát triển.

Đây là thị trường có định hướng phát triển đúng, từ đó sẽ phát triển thị trường vốn dài hạn thông qua thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu thay vì thị trường tín dụng mang tính ngắn hạn.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những năm gần đây, thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng đáng kể, từ đó, cung cấp thêm nguồn vốn quan trọng cho doanh nghiệp, góp phần “chia lửa” với kênh cung ứng vốn truyền thống từ tín dụng ngân hàng.

Thứ trưởng Võ Thành Hưng nhận định, đây là kênh quan trọng để tạo sự thanh khoản trên thị trường, tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường và củng cố niềm tin cho thị trường, giúp thị trường này phát triển. Đây là thị trường có định hướng phát triển đúng, từ đó chúng ta sẽ phát triển thị trường vốn dài hạn thông qua thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu thay vì thị trường tín dụng mang tính ngắn hạn.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, quy mô thị trường vốn tăng trưởng bình quân 28,5% giai đoạn 2016 - 2021. Đến cuối tháng 11/2022, quy mô của thị trường vốn đạt 105% GDP năm 2021; trong đó, quy mô vốn hóa của thị trường cổ phiếu tương đương 64% GDP.

Quy mô của thị trường trái phiếu đạt 41% GDP, trong đó trái phiếu doanh nghiệp đạt 15% GDP. Quy mô huy động vốn qua thị trường vốn giai đoạn 2011 - 2021 đạt trên 5 triệu tỷ đồng, tương đương 30% tổng mức vốn đầu tư của toàn xã hội.

Kỳ vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định | Tài chính |  Vietnam+ (VietnamPlus)
Đề xuất về việc xem xét thành lập quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp.

Thời gian qua Bộ Tài chính cũng thực hiện nhiều biện pháp cải cách thể chế đối với các thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… Trong số đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 08 sửa Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, thực hiện các biện pháp củng cố niềm tin thị trường, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp phát hành và các nhà đầu tư thỏa thuận các giải pháp giãn nợ, thay đổi hình thức thanh toán phù hợp.

Nhằm khôi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng cần được thực hiện qua các giải pháp chính như cải thiện minh bạch thông tin thị trường, khôi phục niềm tin vào kênh đầu tư dài hạn này. Rà soát và tháo gỡ những quy định về hạn chế đầu tư nhằm "tạo cầu" cho sản phẩm đầu tư trái phiếu.

Song song đó, đẩy mạnh kênh phát hành chào bán rộng rãi ra công chúng qua việc áp dụng phê duyệt nhanh dành cho các doanh nghiệp niêm yết và trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm cao; Tiếp tục hoàn thiện nền tảng cứng và mềm cho thị trường, bao gồm việc hình thành tổ chức bảo lãnh thanh toán trái phiếu; Ban hành khung chính sách cho sản phẩm trái phiếu xanh nhằm tận dụng nguồn vốn trong nước và quốc tế cho phát triển bền vững...

Các chuyên gia cũng đề xuất về việc xem xét thành lập quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp. Việc thiết lập một định chế bảo lãnh như vậy sẽ góp phần quản trị rủi ro bảo lãnh tốt hơn với quy chế hoạt động, phạm vi bảo lãnh, điều kiện và tiêu chí bảo lãnh, quy trình quản trị rủi ro cũng như cơ chế xử lý nợ xấu khi sự kiện nợ xảy ra.

Vai trò của định chế cung cấp dịch vụ bảo lãnh này là nhằm tạo chất xúc tác và niềm tin để các nhà đầu tư tham gia mua các trái phiếu có kỳ hạn dài và được các tổ chức bảo lãnh uy tín cao như vậy đảm bảo nghĩa vụ thanh toán (toàn bộ hoặc từng phần) khi rủi ro xảy ra. Đây là định chế rất tốt để kích thích phát triển cơ chế đầu tư và đưa dòng tiền nhàn rỗi của người dân và doanh nghiệp vào kênh đầu tư dài hạn thay vì chỉ tập trung gửi tại ngân hàng.

Theo đó, nếu được thành lập, quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở các trái phiếu của các ngân hàng thương mại mà cả trái phiếu của các doanh nghiệp (không phải là tổ chức tín dụng) với những tiêu chí nhất định về chất lượng tín dụng hoặc mức xếp hạng tín nhiệm.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: