Chỉ bằng những chiêu trò hết sức giản đơn, thịt lợn sề sẽ dễ dàng được hô biến thành thịt bò. Vậy làm thế nào để nhận biết.
Mới đây, qua việc lấy các mẫu thịt sống và chín để chủ động giám sát, Viện Kiểm nghiêm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã phát hiện nhiều sản phẩm nhãn hiệu thịt bò nhưng thực chất toàn thịt lợn. Như vậy, không chỉ người tiêu dùng bị lừa, phải trả thêm tiền vì thịt bò đắt hơn thịt lợn, mà còn tiềm ẩn những nguy hại khi người bán dùng hóa chất để biến thịt bò, thành thịt lợn.
Việc làm giả thịt lợn thành thịt bò tinh vi đến nỗi ngay cả những tiểu thương buôn bán thịt bò lâu năm cũng khó lòng phân biệt những miếng thịt giả nhưng vô cùng độc hại gây nhiều bệnh cho người sử dụng.
Không chỉ có vậy, nhiều bà nội trợ búc xúc trước việc mua thịt bò, giò bò… nhưng lúc ăn mới biết là thịt lợn. Có trường hợp nấu lên thịt trắng, mùi bò chỉ thoang thoảng, thịt mềm chứ không dai. Có trường hợp khi xào thịt miếng trắng, miếng đen mới biết thịt bò bị trộn lẫn với thịt lợn. Thậm chí, nhiều trường hợp ăn phở bò, phần nước thì có mùi bò, còn phần thịt miếng có miếng không.
Quá trình ngâm tẩm thịt lợn thành thịt bò. (Ảnh: VietQ)
Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, thịt bò giả thực chất là hình thức gian lận thương mại. Những nguyên liệu làm giả thịt bò như thịt lợn sề, thịt trâu chết bằng cách tẩm hóa chất, tạo màu… ảnh hưởng không ít đến sức khỏe con người. Đặc biệt, thiệt hại về tiền bạc là điều dễ nhận ra nhất.
Ông Thịnh khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng trong việc chọn mua thịt bò để tránh loại làm giả. Để chọn được miếng thịt bò tươi, ngon, thì một là quan sát, hai là sờ tận tay.
Dưới đây là cách nhận biết thịt bò thật - giả.
Về màu sắc
Thịt bò thật có màu hồng đậm hoặc đỏ au; trong khi đó thịt bò giả dù được tưới huyết bò vẫn nhạt màu hơn, không đều, không tự nhiên.
Bắp bò có gân đặc trưng.
Thớ thịt bò bé và dài, mỡ màu vàng nhạt; thịt lợn có thớ to và ngắn, nhìn không mịn, mỡ màu trắng đục.
Thịt trâu giả thịt bò có màu đen sẫm, thớ thịt to và thô, phần mỡ có màu trắng.
Khi mua thịt bò nên chọn cắt ra từ súc thịt lớn, không mua miếng thịt nhỏ vì rất có thể đó là thịt lợn trộn vào.
Sờ tận tay
Ấn nhẹ tay lên miếng thịt. Nếu là thịt bò thật, miếng thịt sẽ dẻo, khô, ít tính đàn hồi, thịt dính tay. Với thịt bò giả, ấn tay vào thấy mềm, bở, không có cảm giác thịt dính vào tay.
Với thịt giả: Khi miết tay vào miếng thịt sẽ thấy có phẩm màu ở tay; thái miếng, phần thịt bên trong nhạt màu hơn so với phần thịt ở ngoài, thịt không dính vào dao và có nước rỉ ra.
Những loại thịt giả thường có mùi tanh chứ không có mùi hôi nồng đặc trưng của thịt bò.
Thịt bò thật có mùi hôi của bò, kể cả sau khi chế biến vẫn giữ nguyên màu sắc hồng sậm, vị ngọt và mùi thơm rất đặc trưng. Còn thịt giả sau khi nấu sẽ nhợt nhạt, nếu không may mua phải thịt lợn hay trâu đã chết lâu thì thậm chí còn có mùi tanh rất khó chịu.
Phân biệt bằng khứu giác và sau khi chế biến
Thịt bò thật có mùi hôi của bò.
Sau khi chế biến vẫn giữ nguyên màu sắc hồng sậm, vị ngọt và mùi thơm rất đặc trưng.
Thịt giả sau khi nấu sẽ nhợt nhạt, nếu không may mua phải thịt lợn hay trâu đã chết lâu thì thậm chí còn có mùi tanh rất khó chịu.
Thiên An (tổng hợp)
theo ĐSPL