Vào sáng ngày 19/6, một số hộ nuôi tôm ở ở thôn Tuyết Diêm 3, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, phản ánh: Trong 2 ngày qua xuất hiện tình trạng tôm chết hàng loạt tại hồ nuôi.
Vào sáng ngày 19/6, một số hộ nuôi tôm ở ở thôn Tuyết Diêm 3, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, phản ánh: Trong 2 ngày qua xuất hiện tình trạng tôm chết hàng loạt tại hồ nuôi.
Nghi can dẫn đến tình trạng này là do nước thải của nhà máy Bio-ethanol xả ra. Qua quan sát thì tại một số hồ nuôi, tôm chết nổi lình bình trên mặt nước; số khác thì nổi lờ đờ lên mặt nước, rồi chìm lại xuống đáy hồ.
Tại hồ nuôi tôm của ông Dương Đình Sách, mùi hôi hôi bốc lên nồng nồng. Ông Sách, bức xúc vì ngày hôm qua (18/6), tôm chết ít, đến hôm nay thì chết dày đặc hơn. Theo đó gia đình ông Sách đã vớt gần cả bao.
Cùng chung số phận là hàng vạn con tôm nuôi khoảng 2 tháng tuổi của ông Đặng Đình Quang.
|
Số tôm chết người dân vớt ở hồ ông Đặng Đình Quang
|
Theo phản ánh của người dân ở xã Bình Thuận, đây là lần thứ 3 tôm nuôi ở đây bị chết hàng loạt và nghi là do nhà máy Bio-ethanol.
Ông Đỗ Văn Bình, Phó chủ tịch UBND xã Bình Thuận, xác nhận sáng ngày 19/6, nhiều người nuôi tôm đã đến UBND xã trình báo. Qua kiểm tra thì việc tôm chết là có thật.
Ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học miền Trung Bio-Ethanol, cho biết vào ngày 18/6 có xả thải khoảng một giờ đồng hồ (từ lúc 6h đến lúc 7h). Nước xả thải của nhà máy đã được ngành chức năng kiểm tra và xác nhận không gây ô nhiễm môi trường. Vị trí được xả thải là đầm Bà Hạnh, sau đó Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất chịu trách nhiệm xử lý khâu còn lại.
Tuy nhiên là doanh nghiệp đóng trên địa bàn, nên khi nghe phản ánh đã cử người đến tận nơi tìm hiểu và chia sẻ với dân. Không riêng gì lần này, trong tất cả các lần trước đó khi người dân cho rằng xả thải của nhà máy làm chết tôm và cá, đơn vị đều có hỗ trợ thiệt hại cho người dân, với tổng số tiền gần 100 triệu đồng. Lần này đơn vị cũng sẽ hỗ trợ cho dân, dù việc xả thải không phải trách nhiệm của nhà máy.
K.S.T
Theo Infonet