MC Trấn Thành khẳng định mục tiêu của anh là trở thành đạo diễn, nhà sản xuất phim. Anh muốn góp phần vào sự phát triển của điện ảnh Việt.
Sau buổi chiếu phim Bố già, Trấn Thành cảm ơn ê-kíp đã hỗ trợ để mình hoàn thành tác phẩm. Trong khi đó, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng khẳng định bộ phim này hoàn toàn của Trấn Thành.
Chia sẻ với Zing, nam diễn viên hài tiết lộ: "Tôi chủ động nhắc anh Đãng mắng mình nếu bản thân diễn dở". Anh khẳng định để hoàn thành vai ba Sang, anh đã phải "tẩy não mình", bỏ lối diễn sân khấu, tìm chìa khóa để nhân vật chân thật và đời nhất.
"Đến phim trường, tôi sẽ quên bản thân mình"
- Web drama "Bố già" vốn đã quen thuộc với khán giả. Vì sao anh vẫn đầu tư triệu USD để làm đề tài không mới?
- Câu chuyện, con người trong phim là những hình ảnh trong quá khứ của tôi hoặc nghe, chứng kiến từ những người xung quanh. 90% thoại trong phim đều do tôi viết. Tôi muốn những lời thoại đời nhất, không sáo rỗng để ai xem phim cũng cảm thấy quen thuộc.
Trong mỗi gia đình, luôn tồn tại sự khác biệt về suy nghĩ, quan điểm giữa cha mẹ và con cái. Khác nhau đó nhưng không ai hư, không ai tệ. Và dù thế nào con cái cũng không nên trách cha mẹ. Cả hai thế hệ cần phải lắng nghe nhau để giảm bớt khoảng cách.
Phim có “mùi” TP.HCM vì tôi mê vô cùng thành phố mình đang sống. Ở đây, con người chân chất và yêu thương nhau. Người Hà Nội cũng có thể xem được vì sẽ hiểu hơn văn hóa ở TP.HCM, chỉ cần phim chân thật.
Sắp tới, tôi có thể làm phim về Hà Nội, Đà Nẵng. Tôi yêu thích các thành phố có đặc trưng văn hóa khác nhau.
- Hoàn thành được Bố già rất khó với tôi. Tôi đảm nhận nhiều vai trò đạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất. Tôi có đặc điểm tới phim trường sẽ quên bản thân, chỉ nghĩ đến người khác, muốn người ta làm tốt nhất. Vì vậy để tránh sai sót của mình, tôi phải nhờ một người bạn thân đến nhắc nhở mình.- Đảm nhận cùng lúc nhiều vai trò trong phim khiến anh gặp khó khăn ra sao?
Tôi nói với bạn: “Khi nào thấy tao diễn dở, mày phải nhắc ngay”. Ngoài ra, tôi giục anh Vũ Ngọc Đãng cứ chửi, nhắc nhở khi mình diễn chưa tới.
Không những thế, tôi cũng bị áp lực việc quay phim kinh khủng. Mỗi lần chậm tiến độ, tôi sẽ mất vài trăm triệu đến một tỷ đồng. Vì thế tôi phải cân đo đong đếm mọi thứ. Nhưng khi làm phim, tôi liều mạng lắm, phải làm cái gì hay nhất mới chịu.
Áp lực có nhưng tôi nghĩ ai cũng làm việc dễ thì không có gì hay. Bản thân chịu vất vả nhưng sau đó nhận thành quả tốt đẹp, tôi thích hơn.
- Khi đã lao vào công việc, anh quên mọi điều?
- Trong lúc dựng phim, tôi ngủ rất ít. Mỗi ngày, tôi chỉ ngủ được 3 tiếng. Hari than: “Trả chồng cho tôi. Từ ngày anh đi làm phim, tôi mất chồng rồi”.
Trong cuộc đời này, không có gì hay mà mình không bỏ công sức. Nếu dựng nhanh, phim không chỉn chu, khán giả sẽ xem xong và quên ngay. Nếu mình làm chăm chút, khá giả sẽ cảm nhận được, thưởng thức phim chăm chú hơn. Năng lượng mình phát ra sao thì sẽ nhận được như vậy.
"Tôi chưa bao giờ hài lòng với việc mình đã làm"
- Là người phủ sóng khắp các kênh truyền hình, khán giả đã quen với mảng miếng, cách thể hiện của anh. Trong khi trên màn ảnh rộng, khán giả yêu thích sự tươi mới của diễn viên. Anh áp lực sự thay đổi mình ra sao?
- Ngoài làm game show, tôi còn là diễn viên sân khấu. Thà không biết diễn hoặc là diễn viên điện ảnh ngay từ đầu thì dễ lắm. Khi diễn sân khấu, tôi phải diễn "over", bước sang điện ảnh phải thay đổi là cực khó. Điều này giống như ca sĩ học thanh nhạc bài bản, họ hát nhạc cách mạng, thính phòng dễ hơn nhạc trẻ.
Vốn quen với những gì "over" trên sân khấu, bước qua điện ảnh, tôi phải tẩy não. Sự tẩy não khó gấp trăm lần những người chưa biết gì. Như Tuấn Trần tinh khôi, tôi uốn nắn rất dễ.
Đã diễn viên biết diễn, lại xuất thân từ sân khấu thường bị diễn lố. Do đó, tôi cố gắng tìm cho nhân vật của mình những gì đời nhất để thể hiện. Nếu khán giả xem không nhận ra Trấn Thành thì tôi thành công. Nếu vẫn cảm thấy còn đâu đó là hình ảnh của Trấn Thành thì tôi dở.
- Chưa bao giờ chưa tôi cảm thấy hài lòng với những gì mình thể hiện. Bao giờ xem lại tôi cũng nghĩ nếu được làm lại, có thể mình làm tốt hơn. Tôi sẽ làm tốt hơn vào dự án sau. Tôi sẽ không ngừng phấn đấu vì không ai hoàn hảo được.- Nếu có nhận xét vai ba Sang vẫn thấp thoáng hình ảnh của Trấn Thành thì sao?
Khán giả xem phim, có thể thích vai của tôi nhất, có người không, mà thích diễn viên khác cũng là điều bình thường. Dàn diễn viên trong phim của tôi ai cũng giỏi và tâm huyết với nghề.
- Nhưng xung quanh anh vốn có nhiều lời khen có cánh. Đối diện với lời chê, liệu có khó?
- Tôi nghĩ sống phải biết cố gắng. Tôi sống được đến ngày hôm nay là bản thân biết nhận sai, thấy cả cái dở của mình và luôn cố gắng. Nếu cứ giậm chân tại chỗ, làm sao sống nổi.
Những vai diễn trước của tôi lỗi phần lớn là lồng tiếng. Khi lồng tiếng, dù hoàn chỉnh cỡ nào cũng khó có được như tâm trạng trên phim trường. Trừ khi diễn viên diễn quá dở, giọng lồng tiếng cứu được phần nào. Cua lại vợ bầu tôi phải lồng lại 95%. Nếu không, khán giả còn thấy vai diễn hay hơn.
Lần này, tôi muốn bằng mọi giá phải thu tiếng trực tiếp và đã làm được.
- Khi "Bố già" chưa ra rạp, đã thu 3 tỷ đồng tiền đặt vé. Nói phim thắng do cái tên Trấn Thành có đúng?
- Nếu khán giả đến vì cái tên TrấnThành, tôi cũng vui. Điều đó có nghĩa mình sống thế nào mới được lòng mọi người. Ban đầu, khán giả đến vì tôi, sau đó truyền nhau đi xem phim có nghĩa tôi đã chinh phục được họ bằng nội dung phim và tài năng của mình. Ở vai trò đạo diễn, tôi sẽ vui hơn nhiều vì điều đó.
- Đúng thế. Tôi đang chuẩn bị cho dự án phim sau. Đó là style hoàn toàn khác với Bố già. Tôi sẽ chứng minh với mọi người Trấn Thành hoàn toàn nghiêm túc với điện ảnh.- Đầu tư hàng triệu USD làm phim, có thể hiểu mục tiêu chinh phục sắp tới của anh là điện ảnh?
Phim của Trấn Thành sẽ mang những màu sắc khác nhau chứ không đóng khung vào bất cứ thể loại nào. Tôi không muốn khán giả nghĩ rằng Trấn Thành chỉ gắn với phim gia đình hoặc phim hài.
- Sự nghiêm túc đó được thể hiện thế nào?
- Tôi muốn mọi người thấy mình hành động chứ không phải qua lời nói. Tôi muốn làm gì đó cho điện ảnh Việt Nam. Hy vọng với những sản phẩm sắp tới khán giả sẽ biết rằng tôi không lấn sân điện ảnh, mà tôi chiếm sân, vào thẳng sân chiến đấu.
Phải làm giỏi cái gì đó tôi mới thực hiện, chứ không làm cái gì dở dở ương ương. Như ca hát, tôi đâu có nhận mình là ca sĩ, cũng không đi hát. Một ngày có 24 tiếng tôi làm việc 18 tiếng mà trong 30 ngày liên tục thì dây thanh quản bị tổn thương nhiều. Như thế, tôi hát sao hay được.
Theo Zing.vn