Đến lượt Bộ y tế Việt Nam bị “lôi” vào vụ bê bối cho trẻ ăn cơm bẩn như “cám lợn” của Maple Bear giữa lúc bài toán trách nhiệm chưa có lời giải.
Đến lượt Bộ y tế Việt Nam bị “lôi” vào vụ bê bối cho trẻ ăn cơm bẩn như “cám lợn” của Maple Bear giữa lúc bài toán trách nhiệm chưa có lời giải.
Lãnh đạo trường Maple Bear nhận lỗi
Theo thông tin mới nhất, Ban lãnh đạo Công ty City Smart Company Limited, chủ đầu tư của hệ thống trường mầm non mang thương hiệu Maple Bear đã thừa nhận có thiếu sót và trực tiếp xin lỗi các phụ huynh về việc chưa giám sát chặt chẽ vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm của nhà cung cấp thức ăn cho học sinh.
Ngày 19/5, Công ty đã chấm dứt hợp đồng với công ty TNHH Cơm Việt. Công ty sử dụng dịch vụ của khách sạn Hà Nội, là một khách sạn quốc tế tiêu chuẩn bốn sao, để cung cấp thức ăn tạm thời cho các học sinh của trường.
|
Ông Thomas Chan - Tổng giám đốc của công ty City Smart và cô Hải - hiệu trưởng trường Maple Bear.
|
Công ty cũng tuyển dụng ngay một đầu bếp nước ngoài với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm để giám sát quá trình nấu, chế biến, bảo quản và đóng gói thức ăn, đảm bảo chất lượng và vệ sinh tốt nhất cho thức ăn của các học sinh.
Để khắc phục vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ông Thomas Chan - Tổng Giám đốc của City Smart Company Limited cho biết, Ban lãnh đạo Công ty đã và đang thực hiện các công việc sau: Thứ nhất, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ cung cấp thức ăn cho học sinh của trường với công ty Aden Services Vietnam Co. Ltd, một doanh nghiệp đa quốc gia chuyên cung cấp dịch vụ thực phẩm khá uy tín. Thứ hai, xây dựng Sổ tay An toàn Thực phẩm áp dụng đối với toàn bộ hệ thống trường Maple Bear tại Việt Nam. Sổ tay này sẽ được gửi tới các phụ huynh của trường để góp ý, hoàn thiện, và giám sát thực hiện.
Ngoài ra, trường sẽ thay đổi Ban Giám hiệu trường Maple Bear, bao gồm Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng phụ trách vấn đề thực phẩm cho trường. Một hiệu trưởng mới với hơn 9 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực giáo dục tại Canada sẽ bắt đầu tiếp quản việc quản lý trường Maple Bear kể từ tháng 8/2012. Tổ chức tư vấn về sức khoẻ và dinh dưỡng trẻ em với các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng cho các phụ huynh của trường. Bố trí khám sức khoẻ miễn phí cho những học sinh có dấu hiệu bệnh tật hoặc suy dinh dưỡng trong sáu tháng qua.
Công ty này cũng đề xuất thành lập Hội phụ huynh học sinh. Sau đó nhà trường sẽ gặp gỡ Hội phụ huynh học sinh định kỳ để phối hợp giám sát việc quản lý và đảm bảo chất lượng dịch vụ của trường.
|
Maple Bear chỉ quan tâm tới chất lượng giáo dục đạt chuẩn quốc tế?
|
Ông Thomas Chan cũng cam kết sẽ tăng chi phí cho một bữa ăn của học sinh Maple Bear lên khoảng gấp 2 lần so với trước (mức chi cho mỗi bữa ăn trước đây là 48.400 đồng). Phần chi phí tăng thêm này, nhà trường sẽ chi trả.
Đá bóng trách nhiệm
Mới đây, một phụ huynh có con đang theo học tại cơ sở ở Vincom của trường Maple Bear cho biết: “Một số cô giáo ở đây tiết lộ, người chia cơm cho các con là của công ty Cơm Việt. Các con chỉ được cung cấp bữa trưa. Bữa sáng và bữa chiều do các cô tự đi mua, như ở Vincom là các cô ở thư viện đi mua, nhưng luôn bị thiếu. Các con ăn rất muộn, và mỗi bữa chỉ được một cái bánh nhỏ Thu Hương cùng vài miếng hoa quả. Chính cô giáo còn nói, các con phải ăn 3 chiếc bánh như thế mới đủ no.
Hiện nay, đến các cô cũng phải ăn đồ thừa của các con. Hôm 25/5, tất cả giáo viên tại Vincom (kể cả giáo viên Việt lẫn giáo viên người nước ngoài) đã “biểu tình” bằng cách tự đi mua đồ ăn ở ngoài, không ăn đồ ăn từ trường nữa”.
Trước thông tin này, ông Thomas Chan cho hay: “Chúng tôi luôn có thực đơn khác nhau được công bố công khai cho học sinh và giáo viên. Trong giai đoạn này, do thay đổi nhà cung cấp nên chúng tôi đã có thông báo cho giáo viên là thực đơn cho học sinh và giáo viên sẽ gần giống nhau.
|
Lãnh đạo trường Maple Bear chưa thể làm dịu cơn phẫn nộ của nhiều bậc phụ huynh .
|
Phía khách sạn Hà Nội cũng cho hay họ không thể cung cấp hai thực đơn khác nhau. Nhưng chúng tôi đảm bảo cung cấp đủ bữa ăn cho giáo viên và học sinh chứ không có chuyện giáo viên phải ăn thừa của các con. Vào hôm thứ Sáu vừa qua, mọi hoạt động của trường tại các cơ sở vẫn hoàn toàn bình thường. Không loại trừ khả năng, thông tin trên là sai sự thật.
Thực đơn của chúng tôi đều được tham vấn từ các chuyên gia về dinh dưỡng. Nếu phụ huynh thấy chưa đủ thì có thể tham vấn trực tiếp với chúng tôi hoặc với các chuyên gia dinh dưỡng xem thế nào là đủ”.
Phản pháo lại quan điểm của một số phụ huynh rằng Maple Bear không hề có quy chuẩn gì về việc giám sát cơ sở chế biến thực phẩm của công ty Cơm Việt bằng văn bản, chỉ dựa vào cảm quan của cô Tú – Phó hiệu trưởng nhà trường, ông Thomas Chan nói: “Sau khi giám sát cơ sở chế biến thực phẩm đó, cô Tú đã mang về cho chúng tôi xem những hình ảnh khá ổn.
Dựa vào những hình ảnh đó cùng các giấy tờ chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà công ty Cơm Việt cung cấp, chúng tôi yên tâm rằng đây là cơ sở có thể cung cấp các loại thực phẩm tốt cho chúng tôi. Bài học mà những nhà đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam như chúng tôi rút ra được sau sự cố trên chính là một số cơ sở chế biến không thật sự tốt, không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như trong các giấy tờ họ được cấp”.
Ông Thomas nhấn mạnh: “Những người báo cáo không trung thực sẽ phải chịu trách nhiệm. Nhưng hiện tại, chúng tôi ưu tiên vào chất lượng phục vụ sao cho tốt nhất. Chúng tôi mong muốn trong tương lai Bộ Y tế và các ban ngành có liên quan sẽ tăng cường những biện pháp giám sát hơn nữa để những cơ sở như Cơm Việt sẽ không còn có cơ hội vi phạm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Để trấn an các phụ huynh, Tổng giám đốc Maple Bear đã gặp gỡ bác sĩ Brian McNaull, Giám đốc Y khoa của phòng khám Family Medical Pratice Hà Nội và bác sĩ Cynthia Dacanay – bác sĩ nhi khoa của phòng khám này để tham vấn chuyên môn y tế về tác động của thức ăn không hợp vệ sinh và các biện pháp phòng tránh hiệu quả trong tương lai.
Theo đó, họ đã đi tới kết luận: “Theo quan điểm của chúng tôi, không nên kiểm tra hoặc thử nghiệm đối với tất cả học sinh, do thức ăn được chế biến không hợp vệ sinh không có ảnh hưởng lâu dài. Những vi khuẩn hoặc vi trùng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn thường sẽ bị đào thải trong vòng 5 ngày (thông thường 1–3 ngày) qua các biểu hiện nôn hoặc đi ngoài”.
Tuy nhiên, bác sĩ dinh dưỡng Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia nêu quan điểm: Chưa tính đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ riêng việc các cháu ăn thiếu dinh dưỡng trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hậu quả thiếu vi chất dinh dưỡng. Các cháu có thể bị suy dinh dưỡng hoặc bị một số bệnh như thiếu máu dinh dưỡng, bệnh khô mắt…
|
Theo VTC