"Bệnh nhân được truyền máu pha loãng, nếu tim không chịu được sẽ xảy ra hậu quả khôn lường. Lượng máu không đủ cung cấp có thể nguy hiểm tính mạng".
"Bệnh nhân được truyền máu pha loãng, nếu tim không chịu được sẽ xảy ra hậu quả khôn lường. Lượng máu không đủ cung cấp có thể nguy hiểm tính mạng".
Đó là khẳng định của Bác sĩ Nguyễn Hoàng Cát – Phó giám đốc trung tâm Huyết học – truyền máu tỉnh Nghệ An.
Bác sĩ Cát cho biết: “Nếu sự việc có thật như báo chí phản ánh nghi vấn bác sĩ pha loãng máu để bán cho bệnh nhân về, theo tôi nghĩ các bác sĩ đó tất nhiên không dám pha những chất gây chết người, phản ứng phụ. Tuy nhiên, họ pha như thế là có mục đích.
Những bệnh nhân được truyền loại máu pha tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng. Trước hết đó là chất lượng máu truyền vào người không đảm bảo, cũng như người bình thường ăn một cái bánh mì thì sẽ no hơn nửa cái.
|
Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh
|
Về góc độ chuyên môn, tôi cho rằng bệnh nhân được truyền loại máu pha loãng, chất lượng chỉ bằng một nửa như vậy là không tốt”.
Bác sĩ Cát cũng cho rằng về góc độ xã hội, nếu quả thực có sự việc nói trên, với tư cách là người trong nghành ông thấy rất đau lòng.
|
Theo lời bác sĩ Cát thì nếu bệnh nhân được truyền máu pha loãng thì sẽ rất nguy hiểm
|
"Hơn 40 năm trong nghề nhưng tôi chưa khi nào dám nghĩ có sự việc đó xảy ra. Quả thực nếu vụ việc bác sĩ pha loãng máu, 1 bịch 250cc thành 2-3 bịch bằng cách tiêm nước muối sinh lý vào cho đủ trọng lượng thì đúng là chấn động dư luận, nhiều người sẽ không dám tin đó là sự thật" - bác sĩ Cát nói.
Lliên quan đến vụ việc này, phía thanh tra sở y tế đang tiến hành điều tra, xác minh vụ việc. Ngày 29/5, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định tạm đình chỉ công việc đối với Bác sĩ Trần Bích Hợp – Trưởng khoa xét nghiệm vì đã không hoàn thành nhiệm vụ của một Trưởng khoa, như quản lý khoa, phòng kém, vi phạm một số quy chế của bệnh viện. Những sai phạm liên tiếp của bà Hợp gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của bệnh viện nói chung và bác sỹ của bệnh viện nói riêng.
Giang Uyên
Theo Infonet