Dùng thuốc trị nghẹt mũi dài ngày, nhiều người lệ thuộc đến mức mũi điếc đặc, không thở nổi nếu thiếu nó chỉ vài phút, cho đến khi được chỉ định đốt cuốn mũi.
Dùng thuốc trị nghẹt mũi dài ngày, nhiều người lệ thuộc đến mức mũi điếc đặc, không thở nổi nếu thiếu nó chỉ vài phút, cho đến khi được chỉ định đốt cuốn mũi.
Bị thuốc “cầm tù”
Cháu Nguyễn Xuân T. 12 tuổi (Giáp Bát, Hà Nội) đến phòng khám Tai mũi họng Bệnh viện đa khoa Hồng Hà vì ngạt mũi. Mẹ cháu cho biết cháu đã phải sử dụng tới hàng vài trăm lọ Naphazolin trong một thời gian dài và cảm thấy nghiện, đến nỗi gần như lúc nào cũng phải đem theo bên mình, thỉnh thoảng lại lấy ra nhỏ mũi. Khi nội soi, bác sỹ nhận thấy niêm mạc mũi của cháu đã bị quá phát, có chỉ định đốt để làm nhỏ cuốn mũi và nạo VA, sau một tuần cháu thở lại bình thường.
Còn bệnh nhân Hoàng M., 18 tuổi (Quảng Ninh) đến khám vì ngạt, mũi hầu như điếc đặc, không ngửi được và chảy mũi xanh mùi hôi. Suốt thời gian dài, mỗi khi M. bị ngạt mũi là mua Otrivin nhỏ. Thời gian đầu, thuốc có tác dụng tốt nhưng gần đây, việc nhỏ mũi không mang lại hiệu quả, M. mới đi khám thì được biết đã bị viêm xoang.
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh (Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ) cho biết, cũng tương tự như các bệnh nhân trên, nhiều người bệnh bị nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang.. khi thấy khó chịu là tự ra nhà thuốc và được nhân viên bán thuốc bán cho thuốc là một lọ thuốc nhỏ mũi (hoặc xịt mũi), thường được hiểu là thuốc chữa “ngạt mũi, chảy mũi”. Dùng thuốc nhỏ hay xịt, người bệnh thấy rất dễ chịu vì cảm nhận được tức thời sự thông mũi, tuy nhiên, việc tự điều trị một thời gian dài thường dẫn đến những hậu quả khó lường. Y học gọi tình trạng này là viêm mũi do dùng thuốc.
Thuốc xịt co mạch: càng dùng càng nghiện
PGS.TS Dinh cảnh báo, viêm mũi do thuốc là tình trạng viêm mũi do sử dụng thuốc nhỏ mũi trong một thời gian dài. Thuốc naphazolin, ephedrin, autrivin chỉ là loại thuốc dùng tạm thời để chữa triệu chứng. Các loại thuốc này có tác dụng co mạch, tạo thông thoáng đường thở, có thể duy trì trong vài giờ, nhưng sau khi dùng thời gian lâu hoặc nhiều lần, người bệnh không những không giảm ngạt mũi, mà còn ngạt nặng hơn trước khi dùng.
PGS.TS Dinh cảnh báo, viêm mũi do thuốc là tình trạng viêm mũi do sử dụng thuốc nhỏ mũi trong một thời gian dài
"Vì thuốc giảm tính đàn hồi của mạch máu trong niêm mạc mũi, làm hư hệ thống màng nhầy - lông chuyển, nên sự đáp ứng của mũi đối với thuốc ngày càng giảm, tạo nên bệnh ‘viêm mũi do thuốc", ngạt mũi kéo dài. Như vậy, sau mỗi lần nhỏ thuốc, thời gian ngày càng ngắn lại, số lần nhỏ thuốc ngày càng tăng, gây nên vòng luẩn quản tai hại." - PGS.TS Dinh giải thích.
Vì thế, bác sỹ khuyến cáo, không nên sử dụng thuốc naphazolin hay các loại thuốc nhỏ, xịt co mạch kéo dài. Số lần sử dụng đều không nên quá lạm dụng.Thường mỗi ngày nhỏ 3-4 lần, mỗi lần 1-3 giọt mỗi bên. Thời gian dùng thuốc mỗi đợt không nên quá 1 tuần.
"Một khi sử dụng thuốc nhỏ mũi và xịt mũi là bạn có thể sẽ bị dính nghiện. Đây không phải là do cơ địa của bạn yếu mà chính là do “tác động ngược” của thuốc nhỏ mũi. Muốn ngăn ngừa sự nghiện thuốc nhỏ mũi, nên tránh sử dụng chúng một cách bừa bãi hoặc hạn chế sử dụng. Nếu bị ngạt mũi thì trong ngày đầu tiên cố gắng đừng đụng tới thuốc nhỏ mũi. Thay vào đó, nên nghỉ ngơi và uống trà nóng. " - bác sỹ Dinh nói.
Bí quyết ngừa viêm mũi viêm xoang
Theo PGS.TS Dinh, dù không thể ngăn ngừa tất cả các bệnh lý mũi xoang cũng như các đợt cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn, nhưng có thể áp dụng các biện pháp nhất định để giảm số lần, độ nặng cũng như ngăn ngừa viêm xoang cấp trở thành mạn tính.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, thói quen sống vệ sinh, người bệnh nên điều trị các tác nhân gây viêm mũi xoang như cúm, sởi, polyp mũi, nạo VA, vẹo vách ngăn mũi.
Không tự ý sử dụng các thuốc xịt thông mũi có nguồn gốc tân dược kéo dài mà không có ý kiến bác sĩ.
“Ngoài ra khi nguyên nhân gây viêm xoang là do thời tiết, ô nhiễm…bệnh nhân có thể sử dụng các sản phẩm viên uống có nguồn gốc thảo dược để điều trị tận gốc và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Bên cạnh đó, để bệnh nhân bớt khó chịu vì nghẹt mũi, sổ mũi, tôi thường khuyên bệnh nhân dùng thuốc xịt mũi có nguồn gốc thảo dược vì tính an toàn, không gây lệ thuộc của thuốc”- BS Dinh cho hay.
Ngọc Minh
Theo Vietnamnet