Sự kiện hot
2 năm trước

Tỷ giá tăng nhanh dưới áp lực duy trì

Theo VDSC, thay đổi trong dòng tiền USD ảnh hưởng lên tình trạng thanh khoản USD thấp trên thị trường liên ngân hàng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mới đây đã có báo cáo cập nhật đối với ngành ngân hàng. Theo VDSC, chênh lệch lãi suất giữa USD và VNĐ tiếp tục giảm trong tuần qua, đặc biệt là với các kỳ hạn ngắn. Thanh khoản vốn bằng USD giảm và duy trì ở mức thấp. Lãi suất huy động USD trên liên ngân hàng cũng được thúc đẩy bởi quyết định tăng lãi suất của Fed.

Mặt khác, lãi suất VNĐ liên ngân hàng giảm sâu sau khi hạn mức tăng trưởng tín dụng không còn nhiều và tăng trưởng huy động phục hồi mặc dù dư nguồn trên thị trường 1 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm. Hơn nữa, để hỗ trợ nền kinh tế, NHNN đã nỗ lực duy trì các lãi suất chính sách của Việt Nam, dẫn đến áp lực lên dòng chảy USD và theo đó là tỷ giá hối đoái. Lãi suất VNĐ trên liên ngân hàng giảm trên nhiều kì hạn do thanh khoản VNĐ dồi dào và các ngân hàng đã đáp ứng đủ dự trữ bắt buộc hàng tháng. Lãi suất VNĐ qua đêm giảm xuống 0,6-0,8% (ngày 26/5) từ mức 1,6-1,8% (ngày 19/5).

Đến ngày 23/5, tín dụng cho nền kinh tế đã mở rộng mức tăng trưởng so với đầu năm (YTD) lên 7,6% từ mức 7,0% tại ngày 09/5. Trong đó, tín dụng bằng VNĐ tăng 7,6% YTD trong khi tín dụng bằng ngoại tệ tăng 7,9% YTD. NHNN kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 7,8% vào cuối tháng 5 năm 2022. Nhu cầu tín dụng ở các đồng tiền đều phục hồi, thể hiện qua đà tăng được ổn định. Tiền gửi của nền kinh tế đã cải thiện tốc độ tăng trưởng khi đạt 3,5% YTD tính đến ngày 23/5, cao hơn so với mức năm ngoái (2,9% YTD). Cụ thể, tiền gửi bằng ngoại tệ thu hẹp mức giảm xuống còn -0,1% YTD so với mức -5,4% tại ngày 09/5. Trong khi đó, tiền gửi VNĐ vẫn duy trì đà tăng tốt (3,8% YTD).

Cũng theo VDSC, số dư của hệ thống ngân hàng trên tài khoản CITAD của NHNN đến ngày 24/5 là 342 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng quốc doanh cũng duy trì mức cao khoảng 118 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ thanh khoản VNĐ của hệ thống.

Những yếu tố này đã hỗ trợ cho sự sụt giảm của lãi suất VNĐ trên liên ngân hàng ở các kỳ hạn ngắn, vốn là kỳ hạn mà hầu hết các giao dịch liên ngân hàng diễn ra.

Nguồn: Báo cáo VDSC.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Đối với USD, các giao dịch liên ngân hàng tập trung ở các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn dài hơn chỉ mang tính chất tham khảo. Lãi suất USD liên ngân hàng đã tăng vọt lên 0,8-0,9% đối với kỳ hạn qua đêm vào ngày 26/5, so với mức 0,45-0,6% một tháng trước đó. Đối với kỳ hạn 1 tuần, lãi suất USD liên ngân hàng cũng tăng cao hơn, đạt mức 0,9-1,0% so với mức 0,55-0,7% của ngày 28/4. Lãi suất USD liên ngân hàng đã tăng ổn định kể từ lần tăng lãi suất đầu tiên của Fed. Do đó, chênh lệch lãi suất hoán đổi USDVNĐ đôi khi đi vào vùng âm trong tuần trước.

Tại ngày 26/5, chênh lệch lãi suất hoán đổi đã giảm xuống còn -0,3-0% từ mức 0,8-1,1% một tháng trước đó. Sự khác biệt giữa chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ và Việt Nam được cho là nguyên nhân. NHNN được kỳ vọng sẽ duy trì ổn định môi trường lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế.

Sự sụt giá nhanh chóng từ nền cao của VNĐ

Báo cáo cập nhật của VDSC cũng cho biết, sự lệch pha trong giai đoạn chính sách tiền tệ dẫn đến áp lực duy trì lên tỷ giá USDVNĐ, vốn giữ vững đà tăng trong tuần trước. Tỷ giá USDVNĐ đóng cửa tuần trước gần mức cao nhất tuần. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng tăng mạnh. Tuần trước, các bên tham gia thị trường đã mua hơn 2 tỷ USD hợp đồng kỳ hạn 3 tháng từ NHNN, một trong những đợt mua theo tuần lớn nhất. Điều này cũng đồng nghĩa vị thế thanh khoản USD trên thị trường đang thấp.

Nguồn: Báo cáo VDSC.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nhật Minh

Theo KTĐU

Từ khóa: