Đến hết ngày 15/11 xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 48,3 tỷ USD, tăng gần 12,6%, tương đương kim ngạch tăng thêm 5,4 tỷ USD.
Cụ thể, Về thị trường xuất khẩu (cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 10/2022), Hoa Kỳ dẫn đầu với 13,23 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc đạt 9,81 tỷ USD, tăng 12,9%; thị trường EU đạt 5,99 tỷ USD, tăng 13,6%; thị trường Hồng Kông - Trung Quốc) đạt 5,03 tỷ USD, tăng 2,6%; thị trường Hàn Quốc đạt 2,78 tỷ USD, giảm 1%…
Ở chiều ngược lại (nhập khẩu), quy mô nhóm hàng này còn lên đến 73,3 tỷ USD, tăng 14,2%, tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 9 tỷ USD. Thị trường nhập khẩu lớn nhất (cập nhật hết tháng 10) là Trung Quốc với 20,6 tỷ USD, tăng 17,7%. Tiếp theo là Hàn Quốc với 20 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 9,62 tỷ USD, tăng 22,6%; Nhật Bản với 6,03 tỷ USD, tăng 30%…
Bên cạnh đó, Thị trường nhập khẩu lớn nhất (cập nhật hết tháng 10) là Trung Quốc với 20,6 tỷ USD, tăng 17,7%.
Tiếp theo là Hàn Quốc với 20 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 9,62 tỷ USD, tăng 22,6%; Nhật Bản với 6,03 tỷ USD, tăng 30%…
Tính đến ngày 15/11, quy mô kim ngạch của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 121,6 tỷ USD, tiếp tục duy trì là nhóm hàng xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước. Trong đó, nhập siêu lên tới 25 tỷ USD. Nhóm hàng này cũng chiếm tới 18,86% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Việt Nam đang có nhiều lợi thế để thu hút các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử. Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết đang tạo cơ hội cho nhiều hãng điện tử lớn mở rộng quy mô để tận dụng cơ hội về ưu đãi thuế quan trong hoạt động xuất khẩu.
Tiến Hoàng/KTDU