Sự kiện hot
2 năm trước

Bản tin bất động sản 18/4: Quảng Ninh xử lý mạnh tay nạn “thổi giá” đất

Những nội dung đáng chú ý sẽ có trong bản tin hôm nay: cẩn trọng đón sai sóng khi theo thông tin sốt đất theo quy hoạch; Quảng Ninh sẽ xử lý mạnh tay nạn “thổi giá” đất;...

Quảng Ninh sẽ xử lý mạnh tay nạn “thổi giá” đất

Quảng Ninh tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản. (Ảnh: Báo Quảng Ninh).
Quảng Ninh tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản. (Ảnh: Báo Quảng Ninh).

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản về việc tiếp tục nâng cao trách nhiệm và tăng cường công tác quản lý nhà nước về thị trường bất động sản, việc tổ chức đấu giá đất, quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh này yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về kiểm tra, quản lý thị trường bất động sản, kiểm soát nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản; kiềm chế ngăn ngừa tình trạng mua bán và nâng giá đất.

Đồng thời, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về giá đất, công tác kiểm tra, rà soát quá trình tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất của UBND các địa phương và tăng cường xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm quản lý toàn diện (về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, nhà ở, bất động sản,…) đối với các dự án bất động sản triển khai trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các cá nhân, chủ đầu tư dự án để xảy ra tình trạng quảng cáo sai sự thật, huy động vốn khi chưa đủ điều kiện, liên kết với các đối tượng “cò đất” thuộc các sàn, văn phòng giao dịch bất động sản làm các chiêu trò “mua đi bán lại”, “thổi giá”, gây sốt ảo nhằm mục đích đẩy giá bất động sản của dự án lên cao,…

Cơ quan công an địa phương được giao thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các vụ việc vi phạm về kinh doanh bất động sản, đấu giá đất, trốn thuế kinh doanh bất động sản,… để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nguồn lực hiệu quả để phát triển đô thị

Theo báo cáo của UBND TP gửi Bộ KH&ĐT, kết quả khảo sát sơ bộ về quỹ đất vùng phụ cận dọc tuyến đường vành đai 3 tại TP.HCM có khoảng 2.413,4 ha. Trong đó, khoảng 514 ha đất nông nghiệp do Nhà nước trực tiếp quản lý.

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nguồn lực hiệu quả để phát triển đô thị ảnh 1
Tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ nối quận 7 với huyện Nhà Bè là một dự án TP.HCM tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất rất thành công để bổ sung cho ngân sách. Ảnh: MINH TÂM

Theo tính toán của TP.HCM, chỉ tính riêng 514 ha đất nông nghiệp này có thể bán đấu giá QSDĐ và thu về gần 27.000 tỉ đồng. Các quỹ đất còn lại, TP sẽ tiếp tục rà soát, xác định cụ thể, chính xác diện tích, vị trí, đề xuất điều chỉnh quy hoạch đảm bảo tính khả thi để tạo nguồn vốn.

Theo UBND TP.HCM, tổng mức đầu tư tuyến đường vành đai 3 là khoảng 75.777 tỉ đồng. Riêng tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư qua bốn địa phương TP.HCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai dự kiến là 41.589 tỉ đồng. Dự án có hơn 3.800 hộ bị ảnh hưởng GPMB, trong đó gần 1.500 hộ dự kiến phải bố trí tái định cư. Cụ thể, TP.HCM có 741 hộ, Đồng Nai có 100 hộ, Bình Dương có 515 hộ và Long An có 120 hộ.

Đầu năm 2021, UBND TP cũng đã phê duyệt đề án quản lý và phương hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn TP. Trong đề án, TP.HCM sẽ nghiên cứu triển khai việc thu hồi đất theo quy hoạch với vai trò chủ đạo của tổ chức phát triển quỹ đất, hoạt động như một doanh nghiệp nhà nước nhằm đưa cơ chế Nhà nước thu hồi đất gần với cơ chế thị trường. Trong đó, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thể hiện được nguyên tắc chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan. Việc giao đất, cho thuê đất được thực hiện chủ yếu bằng phương thức đấu giá QSDĐ đối với đất đã thu hồi theo quy hoạch.

Rõ ràng hình thức đấu giá QSDĐ đã và đang mang lại lợi ích cho ba bên: Ngân sách nhà nước tăng, người dân được hưởng lợi từ hạ tầng các dự án, doanh nghiệp thì có thể phát triển kinh tế mạnh mẽ từ việc khai thác giá trị của các khu đất trúng đấu giá.

Cẩn trọng đón sai sóng khi theo thông tin sốt đất quy hoạch.

Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, đầu năm 2021, tại huyện Bình Chánh, giá nền đất sổ đỏ khu vực Vĩnh Lộc ở mức 30-35 triệu/m2; giá đất quanh khu trung tâm xã Bình Hưng khoảng 65-80 triệu/m2; khu Phong Phú tầm 40-45 triệu/m2; khu Trung Sơn khoảng 140 triệu đồng/m2... Song, giá đất ở các địa phương này hiện nay đã tăng vọt.

Nhà đầu tư mạo hiểm ăn theo hạ tầng.
Nhà đầu tư "mạo hiểm" ăn theo hạ tầng.

Không chỉ đất thổ cư mà đất trồng lúa, đất vườn cũng tăng giá do được nhiều NĐT săn lùng. Cách đây một tháng, 1000m2 đất trồng lúa ở xã Bình Lợi có giá 1,2 tỷ đồng, nay đã được sang tay với giá 1,7 tỷ đồng, hay 1000m2 đất vườn ở xã Tân Nhựt từ dưới 2 tỷ đồng thì nay đã tăng trên 3 tỷ đồng... Mặc dù giá tăng, nhưng lượng người tìm mua vẫn rất nhiều. Theo anh Nguyễn Văn Toàn, một môi giới tại huyện Bình Chánh, phần lớn khách vẫn thích mua đất vườn, đất trồng lúa hơn, vì ít tiền mà được diện tích lớn. Một khi Bình Chánh lên quận hay thành phố, cơ hội chuyển đổi sang đất thổ cư sẽ rất lớn, nếu may mắn họ sẽ “trúng đậm”.

Không chỉ Bình Chánh, mà thời gian qua các “cơn sốt” BĐS vẫn dịch chuyển theo từng thông tin quy hoạch. Còn nhớ, vào đầu tháng 3/2021, giới đầu tư đã quay cuồng trong cơn sốt đất ở huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước). Từ một vùng đất yên ắng,  2 xã An Khương và Tân Lợi (H.Hớn Quản) bỗng chốc bị cuốn vào vòng xoáy đất đai sau khi sau khi lãnh đạo tỉnh Bình Phước khảo sát vị trí dưu tính lập dự án xây dựng sân bay Técníc. Từ thông tin này, hàng trăm “cò” đất, giới đầu cơ đã ùn ùn kéo về, tự đẩy giá đất lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một tháng, cơn sốt đột ngột hạ nhiệt, nhiều NĐT đã nuốt “trái đắng” vì không kịp “thoát hàng”.

Bất động sản ven biển vẫn âm thầm tăng giá

https://cdn.vietnambiz.vn/1881912202022555/images/crawl-20220417085119618.jpg?width=700
Đại dịch COVID-19 góp phần thay đổi khẩu vị du lịch. (Ảnh: Khải An).

Trong báo thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vừa công bố, CBRE Việt Nam cho biết, trong năm 2021, Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm hai dự án mới được mở bán lần đầu với tổng cộng 382 căn biệt thự. Ngoài ra, một dự án hiện hữu cũng mở bán thêm phân kỳ mới với 372 căn biệt thự.

Đáng chú ý, nguồn cung mới biệt thự nghỉ dưỡng tại Bà Rịa – Vũng Tàu tăng mạnh từ năm 2019, nhất là các dự án phân hạng cao cấp với giá bán khoảng 52 - 78 triệu đồng/m2 và dự án phân hạng sang với giá bán khoảng 85 - 130 triệu đồng/m2. Do đó, mức giá bán trung bình thị trường toàn tỉnh liên tục được củng cố và đạt tốc độ tăng trưởng lũy kế (CAGR) 2018 – 2021 là 21%/năm.

Cũng trong năm qua, Bình Thuận đón thêm 270 căn biệt thự vào giỏ hàng mới trong năm 2021 đến từ một dự án ở Phan Thiết. Nguồn cung mới biệt thự nghỉ dưỡng tại tỉnh này tăng vọt từ năm 2018,

Các chuyên gia CBRE cho biết, thị trường du lịch – nghỉ dưỡng Bình Thuận đang hồi sinh mạnh mẽ sau thời gian dài ngủ đông và được kỳ vọng bùng nổ trong giai đoạn 2022 - 2025, được hỗ trợ bởi sự tăng tốc của sóng hạ tầng. Mức giá bán trung bình thị trường toàn tỉnh ghi nhận tốc độ tăng trưởng lũy kế 2017 – 2021 là 16%/năm.

Thống kê của DKRA Việt Nam mới đây cũng cho thấy, giá bán biệt thự nghỉ dưỡng trên thị trường sơ cấp ở miền Bắc và miền Nam không có nhiều biến động so với quý trước. Riêng miền Trung ghi nhận tăng từ 10 - 17% so với quý trước.

Đơn vị này cho biết, tính chung 3 tháng đầu năm 2022, phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng cả nước ghi nhận 12 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường 1.020 căn, bằng 59% so với quý trước nhưng tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Giá nhà đất tại Hà Nội tăng cao.

Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao nhất 5 năm

Trong đó, phân khúc chung cư là tâm điểm của thị trường khi ghi nhận lượng quan tâm tìm kiếm tăng 23%, trong khi tỷ lệ này ở phân khúc nhà riêng là 13%, đất nền là 8%. Tuy nhiên, lượng tìm kiếm chung cư tại Hà Nội tập trung chủ yếu ở phân khúc căn hộ bình dân (giá khoảng 20 triệu đồng/m2 trở xuống) với mức quan tâm tăng 36%. Số liệu trên cho thấy nhu cầu nhà giá rẻ của người dân vẫn rất lớn.

Dữ liệu của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy, giá chung cư tại Hà Nội trong tháng 2-2022 tăng khoảng 4,4% so với tháng 12-2021. Trong năm 2021, mặt bằng giá chung cư bình dân tại Hà Nội đã tăng 8%, đạt mức trung bình khoảng 23,5 triệu đồng/m2; giá chung cư trung cấp cũng tăng 5% lên 32,5 triệu đồng/m2, căn hộ cao cấp tăng 3% lên 45,5 triệu đồng/m2. Thực tế, trong cả năm 2021, mức độ quan tâm, tìm kiếm căn hộ chung cư tại Hà Nội phục hồi khá tốt dù chịu nhiều áp lực sau đợt bùng phát dịch Covid-19 vào tháng 7, 8-2021.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: