Sự kiện hot
2 năm trước

Bản tin bất động sản 17/4: Giá đất ven sông “nhảy múa”?

Những nội dung đáng chú ý sẽ có trong bản tin hôm nay: kết hoạch thực hiện tích tụ, tập trung đất đai; bài toán huy động vốn cho doanh nghiệp Bất động sản; giá đất ven sông “nhảy múa”;…

Giá đất ven sông “nhảy múa”

Rủi ro đầu tư bất động sản ven sông Hồng

Theo khảo sát của phóng viên DĐDN, giá bất động sản (BĐS) tăng trung bình 20-25% tại một số điểm nóng ven sông Hồng như Tây Hồ, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì… Trong đó, giá đất huyện Đông Anh ở các xã Xuân Canh, Uy Nỗ, Đông Hội, Vĩnh Ngọc thiết lập mặt bằng giá từ 30 - 50 triệu đồng/m2.

Tương tự, tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm), đất thổ cư giáp tuyến đường làng được môi giới bất động sản rao bán ngưỡng 40 triệu đồng/m2, tăng 25%; khu vực giáp đê sông Hồng, xã Tứ Hiệp (Thanh Trì) rao bán 50 triệu đồng/m2, trong khi cách đây một năm khoảng 35 - 40 triệu đồng/m2.

Từ đầu năm đến nay, những đợt “sốt đất” tại thủ đô có xu hướng lan rộng ra các vùng ven. Cùng với việc TP. Hà Nội chính thức công bố Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống khiến cho giới đầu cơ lợi dụng thông tin này để làm “nóng” thị trường.

Trong vai người mua đất, phóng viên DĐDN tiếp cận với anh Bùi Văn Phúc – môi giới BĐS tự do khu vực Tây Hồ và Đông Anh. Theo anh Phúc, giá đất tại hai khu vực này đang trên đà tăng mạnh.

“Sau khi công bố đồ án quy hoạch thì đất nền, đất thổ cư khu vực ven sông Hồng được rất nhiều người săn đón. Tại nhiều điểm nóng như địa phận chân cầu Thăng Long hay khu vực bao quanh Đông Anh, cận Mê Linh giá đất có nơi tăng tới 50% tùy vị trí. Còn những lô đất “vàng” tại quận Tây Hồ chạm giá gần 300 triệu/m2”, anh Phúc cho biết.

Mặc dù giá đất được các “cò mồi” BĐS thổi cao, nhưng thực tế khi trao đổi với cơ quan quản lý địa phương, giá đất thông qua hồ sơ chuyển nhượng vẫn ổn định, chưa ghi nhận có sự tăng giá mạnh.

Nỗ lực thực hiện kế hoạch tích tụ, tập trung đất đai

Toàn tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tích tụ, tập trung 7.330 ha đất sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao.

Nỗ lực thực hiện kế hoạch tích tụ, tập trung đất đai

Theo đó, ngay từ đầu năm, các huyện, thị xã, thành phố đã rà soát, giao chỉ tiêu cụ thể để các xã lựa chọn và xây dựng các mô hình phù hợp với lợi thế của địa phương. Trong đó, ưu tiên TTTTĐĐ để sản xuất theo hướng liên kết, các hộ cho thuê đất cũng là nhân công lao động tham gia trực tiếp. Huy động doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, các hộ dân đẩy mạnh thực hiện các hình thức TTTTĐĐ bảo đảm đúng quy định của pháp luật và điều kiện thực tế ở các địa phương theo các hình thức: dồn điền, đổi thửa, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hình thành vùng sản xuất có quy mô lớn.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận đất đai thông qua các hình thức thuê đất, nhận chuyển nhượng và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của các hộ dân để đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao. Giải quyết nhanh gọn thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư; thường xuyên theo dõi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện thành công các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với đó, triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao.

Đáng chú ý, để đạt và vượt mục tiêu TTTTĐĐ, ngoài cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, nhiều địa phương còn ban hành chính sách khuyến khích, tạo động lực để các tổ chức, cá nhân TTTTĐĐ. Đơn cử như huyện Triệu Sơn có chính sách hỗ trợ 5 triệu đồng 1 ha cho các hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp thuê đất lúa từ 3 ha trở lên; hỗ trợ các xã, thị trấn từ 2 - 5 triệu đồng 1 ha nếu hoàn thành 100% chỉ tiêu từng năm; đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, kênh mương nội đồng các vùng sản xuất...

Bài toán huy động vốn cho doanh nghiệp bất động sản

Huy động vốn cho bất động sản: Bài toán khó giải - CafeLand.Vn
Ảnh minh họa

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam phụ thuộc nhiều vào vốn tín dụng ngân hàng và trái phiếu. Hai nguồn vốn này chiếm 75% tổng nguồn vốn phát triển dự án, còn lại là vốn từ khách hàng và vốn chủ sở hữu.

Lâu nay vốn ngân hàng chiếm chủ yếu nhưng 5-6 năm gần đây, trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh, nhất là trái phiếu doanh nghiệp BĐS. Tùy theo từng năm, giá trị trái phiếu doanh các doanh nghiệp BĐS phát hành chiếm 30-35% tổng giá trị trái phiếu toàn thị trường và trở thành nguồn vốn huy động ưa thích của doanh nghiệp BĐS.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu triển khai kiểm soát chặt chẽ hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp, tập trung giám sát ba mục tiêu: Nền tảng tài chính của công ty phát hành; tài sản đảm bảo; việc sử dụng vốn trái phiếu của công ty phát hành.

Theo phân tích của TS. Lê Xuân Nghĩa, “giám sát mục đích sử dụng vốn của công ty phát hành tưởng là hợp lý nhưng rất khó thực hiện và không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Khó thực hiện vì không có lực lượng kiểm toán, cơ quan giám sát nào có thể kiểm soát được đơn vị phát hành sử dụng vốn vào mục đích gì. Trái phiếu không phải là dòng tiền đi ra từ ngân hàng nên không cơ quan nào kiểm soát được. Doanh nghiệp phát hành phải tự chịu trách nhiệm về mục đích sử dụng vốn của mình.

Vì vậy, đặt vấn đề giám sát mục đích sử dụng vốn là không khả thi. Thay vào đó, nên nhìn việc giám sát này ở khía cạnh khác: Giám sát tính minh bạch về tài chính của công ty phát hành, doanh nghiệp phải được kiểm toán độc lập, công bố thông tin công khai và định kỳ cho các nhà đầu tư”.

Ngoài ra, TS. Lê Xuân nghĩa cũng lưu ý thêm, để kiểm soát được hoạt động của công ty phát hành phải dựa vào xếp hạng tín nhiệm của nhà phát hành. Việc xếp hạng này cũng cần thực hiện định kỳ và cập nhật hàng quý hoặc nửa năm một lần cho các nhà đầu tư.

Đối với việc giám sát tài sản đảm bảo, chuyên gia thông tin hầu hết các nước trên thế giới không quan tâm đến vấn đề này trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, hiện tại có thể xem đây là một tiêu chí để giám sát nhưng cũng cần thấy rằng trái phiếu đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và doanh nghiệp BĐS nói riêng.

TP Vũng Tàu có thêm Khu đô thị Cù lao Bến đình 111 ha

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị Cù lao Bến đình, TP Vũng Tàu.

Dự án có diện tích khoảng 110,77 ha; quy mô dân số dự kiến 17.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi khoảng 3.500 người).

Khu vực lập quy hoạch thuộc địa phận các phường 5, 9, Thắng Nhì, TP Vũng Tàu. Cụ thể, phía đông bắc giáp Đường cảng Sao Mai – Bến Đình. Phía tây nam giáp Khu dân cư hiện hữu. Phía đông nam giáp Khu dân cư ven Rạch Bến Đình. Phía tây bắc giáp biển Đông.

https://cdn.vietnammoi.vn/1881912202022777/images/vtau-20220416161018336.jpg?width=700
 TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: Vneconomy).

Tính chất quy hoạch là khu đô thị mới hiện đại với chức năng hỗn hợp gồm nhà ở – dịch vụ thương mại – văn phòng, kết nối đầy đủ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

Về cơ cấu sử dụng đất, đất nhà ở 29,54 ha; đất hỗn hợp 20,65 ha; đất công cộng dịch vụ 1,54 ha; đất thương mại dịch vụ 3,56 ha; đất giáo dục 3,75 ha; đất y tế 0,8 ha; đất công viên cây xanh 11,1 ha.

Ngoài ra, khu đô thị bố trí diện tích lớn dành cho phát triển giao thông 21,97 ha; du lịch 9,43 ha; hạ tầng kỹ thuật 2,13 ha; bãi xe 2,07 ha; quảng trường 1,36 ha; hồ cảnh quan 2,87 ha.

Hòa Phát tăng tốc với bất động sản

screenshot-2022-04-13-142058-1649834516.
Mandarin Garden 2, một dự án bất động sản của Hòa Phát.

Từ năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đã và đang triển khai, song song với đề xuất đầu tư, tài trợ lập quy hoạch nhiều dự án lớn như khu công nghiệp (KCN), đại đô thị, hạ tầng cảng biển... với quy mô hàng trăm ha trên khắp các tỉnh thành. 

Đối với các dự án đô thị, Hòa Phát đề xuất đầu tư phát triển nhiều dự án tại các tỉnh miền Trung và miền Nam... Đơn cử, tại Khánh Hòa, tập đoàn đề xuất thực hiện các dự án trên địa bàn như dự án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000, dọc hai bên bờ sông Cái (TP Nha Trang), khu du lịch, dịch vụ suối khoáng nóng Trường Xuân quy mô 49 ha và khu đô thị dịch vụ, sân golf quy mô 1.500 ha. Phạm vi quy hoạch các dự án nằm trên địa bàn các xã Ninh Xuân, Ninh Sim và Ninh Tây thuộc thị xã Ninh Hòa.

Tại Quảng Ngãi, CTCP Phát triển Bất động sản Hòa Phát, công ty con của tập đoàn cũng đề nghị tài trợ lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị dịch vụ Nam Châu Ổ - Bình Long, huyện Bình Sơn. 

Với Hải Dương, tập đoàn cũng đề xuất thực hiện dự án xây dựng sân golf quốc tế và đô thị sinh thái có quy mô khoảng 385 ha, thuộc hai xã Đức Xương, Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc và xã Hồng Đức, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Ở Cần Thơ, cuối năm 2021 Hòa Phát cũng được UBND TP Cần Thơ chấp thuận việc tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đề xuất 2 dự án tại các quận Cái Răng và Ninh Kiều. Dự án đầu tiên là Khu đô thị thương mại dịch vụ có quy mô 88,2 ha tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng và dự án tiếp theo là Khu đô thị thương mại – dịch vụ quy mô 6,24 ha tại đường Lê Lợi và đường Trần Văn Khéo thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều.

Ngoài các dự án nêu trên, tập đoàn này còn muốn tìm một vị trí phù hợp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để đầu tư khu đô thị hiện đại, có quy mô lớn.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: