Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Bản tin nông sản 26/7: Bán sản phẩm OCOP cho người tiêu dùng đô thị

Những thông tin đáng chú ý có trong bản tin hôm nay: Đường chính ngạch cho rau quả Việt Nam; xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục tăng trưởng tốt; tập trung vào sản xuất con giống để mang lại giá trị gia tăng cao…

Bán sản phẩm OCOP cho người tiêu dùng đô thị

Hà Nội dự kiến khai trương 11 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trước 10/10

Trong hơn 100 sản phẩm OCOP của Đồng Nai có rất nhiều sản phẩm là những món quê dân dã được nâng cấp lên tầm đặc sản độc đáo được người tiêu dùng đô thị ngày càng ưa chuộng như: khổ qua rừng, khô cá kìm hồ Trị An, hạt sen và các sản phẩm chế biến từ sen của Nhơn Trạch, bưởi đường lá cam, bưởi da xanh Tân Triều…

Sản phẩm thịt chim trĩ đỏ của Công ty TNHH Thanh Mai (H.Xuân Lộc) vừa được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sản phẩm của DN này chủ yếu cung cấp vào các nhà hàng, siêu thị phục vụ người tiêu dùng ở các khu đô thị lớn như TP.HCM, TP.Biên Hòa… Tuy quy mô trại nuôi chim trĩ của công ty hiện đã lớn hơn rất nhiều so với trước nhưng nguồn cung vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu.

Thời gian qua, Sở NN-PTNT, Sở Công thương đã tổ chức nhiều chương trình quảng bá, trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại những trung tâm đô thị lớn trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh luôn tích cực tham gia nhằm quảng bá, trực tiếp bán sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

Tham gia chương trình giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Nai tại Trung tâm MM Mega Market Biên Hòa, Cơ sở chế biến giò chả Thu Bình (H.Long Thành) giới thiệu với người tiêu dùng TP.Biên Hòa các đặc sản: chả cá trôi, chả cá thác lác, chả cá thu. Khách hàng đến tham quan chương trình thích thú được thưởng thức món chả người bán vừa chiên còn nóng hổi, nghe chính người chủ cơ sở giới thiệu về món ngon do mình làm ra.

Phó giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Văn Thắng cho biết, chương trình giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Nai tại Trung tâm MM Mega Market Biên Hòa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm giới thiệu và bán trực tiếp các sản phẩm OCOP của tỉnh đến đông đảo người tiêu dùng trên địa bàn TP.Biên Hòa. Đồng thời, người sản xuất trực tiếp bán hàng nhằm giảm các khâu trung gian mua bán để sản phẩm an toàn có mức giá hợp lý nhất.

Đường chính ngạch cho rau quả Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu rau quả 7 tháng đầu năm giảm 1,9% - VnExpress

6 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả của cả nước đạt gần 1,7 tỷ USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2021. Một nửa số đó (50,6%) xuất sang thị trường Trung Quốc cho thấy ảnh hưởng rất lớn của thị trường này. 

Mới đây có thêm chanh leo và sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Theo thông tin của Cục Bảo vệ thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu thí điểm quả chanh leo Việt Nam từ tháng 7.2022 qua 7 cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Tây. Việt Nam và Trung Quốc cũng đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam "mở cửa" cho sầu riêng "đàng hoàng" bước vào thị trường này.

Tính cả sầu riêng và chanh leo, Việt Nam hiện có 11 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc (9 loại còn lại là thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết sẽ tích cực phối hợp với các Đại sứ quán, Tham tán Thương mại, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại các nước để xây dựng kênh trao đổi, cung cấp thông tin thị trường, quảng bá sản phẩm nhằm đa dạng hóa thị trường cho nông sản. Bộ cũng đang chuẩn bị đàm phán, hoàn thiện các thủ tục xuất khẩu xoài, thịt gà sang Hàn Quốc; bưởi, chanh ta sang New Zealand; mật ong sang EU. Với Trung Quốc, Bộ cũng phối hợp với Bộ Công thương xây dựng đề án xuất khẩu sang thị trường này.

Xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục tăng trưởng tốt

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 5,71 tỷ USD, tăng mạnh 38,4% so với cùng kỳ năm 2021

6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản thu về gần 5,8 tỷ USD

Riêng tháng 6/2022 đạt gần 1,01 tỷ USD, giảm 5,3% so với tháng 5/2022 nhưng tăng 18,8% so với tháng 6/2021.

Xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 6 tháng đầu năm 2022 đạt 451,5 triệu USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ, chiếm 7,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Mỹ là thị trường duy nhất đạt trên tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, chiếm 23% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,31 tỷ USD, tăng mạnh 45,1% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó riêng tháng 6/2022 đạt 216,98 triệu USD, giảm 11,7% so với tháng 5/2022 và giảm 7,6% so với tháng 6/2021.

Đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 14,5%, đạt 828,73 triệu USD, tăng mạnh 89,3%; riêng tháng 6/2022 xuất khẩu sang thị trường này đạt 133,39 triệu USD, giảm 22% so với tháng 5/2022 nhưng tăng mạnh 48% so với tháng 6/2021.

Tiếp đến thị trường Nhật Bản trong tháng 6/2022 tăng 8,3% so với tháng 5/2022 và tăng 26,8% so với tháng 6/2021, đạt 161,02 triệu USD; cộng chung cả 6 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu sang thị trường này cũng tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 799,88 triệu USD, chiếm 14% trong tổng kim ngạch.

Tập trung vào sản xuất con giống để mang lại giá trị gia tăng cao

TP Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, năm 2022, Sở được giao triển khai thực hiện 12 nhiệm vụ trong chương trình công tác của UBND thành phố; đến nay, Sở đã hoàn thành 8 nhiệm vụ, đang thực hiện một nhiệm vụ.

Về kết quả sản xuất nông nghiệp, trong 6 tháng đầu năm, các cây trồng chính (lúa, rau, cây ăn quả...) phát triển tốt; các hộ chăn nuôi đang đẩy mạnh việc tái đàn theo quy định; chăn nuôi cơ bản ổn định, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Về nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi không biến động nhiều. Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của Hà Nội đạt 21.454 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 2,39% so cùng kỳ. Trong đó, nông nghiệp 19.839 tỷ đồng, tăng 2,38%; lâm nghiệp 43 tỷ đồng, giảm 2,4%; thủy sản 1.572 tỷ đồng, tăng 2,67% so cùng kỳ 2021. Hà Nội tiếp tục xây dựng và phát triển 159 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Đối với xây dựng nông thôn mới, lũy kế đến nay, Hà Nội có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Thành phố cũng có 1.649 sản phẩm được công nhận trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố...

Xuất khẩu hạt điều của Bình Phước đạt 1 tỷ USD

Xuất khẩu điều vào EU hướng tới 1 tỷ USD

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Phước, mặc dù, niên vụ 2021 – 2022 mưa nhiều và mùa mưa kết thúc muộn ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và đậu trái dẫn đến sản lượng giảm, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu hạt điều vẫn đạt 1 tỷ USD (tăng khoảng 100 triệu USD so với niên vụ trước), chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Phước cho biết, niên vụ 2021 – 2022 diện tích cây điều trên địa bàn là hơn 151.000 ha chiếm hơn 30% tổng diện tích cây nông nghiệp lâu năm và chiếm 30,21% so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Trong số 151.00 ha có hơn 147.700 ha điều cho thu hoạch, năng suất trung bình 11,54 tạ/ha, sản lượng điều đạt 170.500 tấn.

Hiện nay, trên địa bàn Bình Phước có 1.416 cơ sở chế biến hạt điều. Ngành điều của Bình Phước giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động nông thôn, gồm thu hái điều và làm việc tại các cơ sở chế biến.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, nguyên nhân khiến sản lượng điều niên vụ 2021 – 2022 giảm (niên vụ 2020 – 2021 đạt 199.400 tấn) là do mùa mưa kết thúc muộn, mưa rải rác nhiều đã ảnh hưởng quá trình ra hoa, đậu trái dẫn đến năng suất, sản lượng điều giảm.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: