Sự kiện hot
3 năm trước

Bị siết hoạt động phát hành trái phiếu, doanh nghiệp tìm đến tín dụng ngân hàng

Theo KBSV, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành trong tháng 11 tăng so với tháng 10, tuy nhiên vẫn ở mức thấp trong năm do Nghị định 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo số liệu của bộ phận phân tích Công ty Chứng khoán KB (KBSV), khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành tăng trong tháng 11, tăng 37.9% so với tháng trước (MoM). Tuy nhiên, tổng giá trị phát hành vẫn ở mức thấp trong năm và giảm tới 82.3% so với tháng cao điểm là tháng 8 sau khi các quy định mới về siết chặt hoạt động phát hành trái phiếu được quy định tại Nghị định số 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/9/2020.

Nguồn: Báo cáo KBSV

Các doanh nghiệp có xu hướng phát hành tập trung ở các kỳ hạn trung hạn, trải trong đó các kỳ hạn từ 3-7 năm chiếm giá trị nhiều nhất (14.4 nghìn tỷ đồng, chiếm 87.4% tổng giá trị phát hành). Kỳ hạn phát hành bình quân trong tháng 10 là 4.61 năm, hầu như đi ngang so với tháng 10.

Nhóm ngân hàng, xây dựng và bất động sản là các nhóm có kỳ hạn phát hành lớn nhất trong tháng, với bình quân đạt 6.1 năm, 5 năm và 4.9 năm. Nhóm điện và tài chính có kỳ hạn thấp nhất, chỉ đạt 1.6 và 2.7 năm.

Trong tháng 11, nhóm ngân hàng và bất động sản tiếp tục là 2 tổ chức phát hành lớn nhất thị trường và chiếm tới hơn 66.9% tổng giá trị phát hành. Trong đó, nhóm Ngân hàng phát hành thành công đạt hơn 6,000 tỷ đồng, với đóng góp chính từ 2 ngân hàng TPB và LPB. Nhóm ngành Bất động sản ghi nhận giá trị phát hành thành công đạt 4,917 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Công ty Cổ phần Bất động sản Hano-Vid (2,400 tỷ đồng) và BCM (2,000 tỷ đồng).

Một số ít doanh nghiệp công bố lãi suất phát hành, dao động từ 6.5% đến 13%. HDB huy động trái phiếu với lãi suất trung bình thấp nhất, chỉ 6.5% cho kỳ hạn 7 năm trong khi Công ty IDJ, thuộc ngành bất động sản phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với lãi suất cao đạt mức 13.0% cho kỳ hạn 3 năm. Đặc biệt, Công ty chứng khoán Rồng Việt đã phát hành trái phiếu với kỳ hạn chỉ có 1 năm và mức lãi suất lên tới 9.5%.

Nguồn: Báo cáo KBSV

Nguồn: Báo cáo KBSV

Theo KBSV đã dự báo trước đó, các doanh nghiệp đã quay lại kênh tín dụng khi cần huy động vốn trong tháng 11, khi tăng trưởng tín dụng 11 tháng tăng mạnh lên 8.4% YTD từ mức 7.3% trong tháng 10. Với việc các doanh nghiệp cần có thời gian để làm quen và chuẩn bị nhằm đáp ứng được các điều kiện mới về phát hành TPDN và dư địa để các NHTM đẩy mạnh cho vay trong tháng 12 vẫn còn tương đối nhiều, hoạt động phát hành TPDN riêng lẻ sẽ tiếp tục trầm lắng.

Tạ Thành

Theo KTDU

Từ khóa: