Chiếc hộp được tìm thấy có hình cầu, thân tạo múi dáng 11 cánh sen mềm mại, giống như bông sen đang độ khai mãn. Hộp còn nguyên cả nắp. Giữa nắp là một đài sen được tạo tác rất công phu với 4 lớp, diềm cánh xếp vòng tròn đồng tâm.
Chiếc hộp được tìm thấy có hình cầu, thân tạo múi dáng 11 cánh sen mềm mại, giống như bông sen đang độ khai mãn. Hộp còn nguyên cả nắp. Giữa nắp là một đài sen được tạo tác rất công phu với 4 lớp, diềm cánh xếp vòng tròn đồng tâm.
Chiều 21/6, trong quá trình thi công mở rộng đường từ Trại Lốc lên di tích chùa Ngọa Vân trên dãy núi Yên Tử, nhà sư Thích Quảng Hiền, trụ trì chùa Trung Tiết đã tình cờ phát hiện một chiếc hộp kim loại màu vàng do máy xúc đào lộ ra từ sườn một quả đồi thấp, thuộc khu vực xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Sau hơn 10 ngày được tìm thấy, lai lịch và niên đại của chiếc hộp kim loại màu vàng bắt đầu được hé lộ…
Ngay sau khi nhận được tin báo, bà Nguyễn Thị Huân, Bí thư Đảng ủy huyện Đông Triều và ông Vũ Văn Học - Chủ tịch UBND huyện Đông Triều đã có mặt tại hiện trường. Nhà sư Thích Quảng Hiền, người đầu tiên phát hiện ra chiếc hộp đã trao hiện vật này cho UBND huyện Đông Triều quản lý.
Chiếc hộp được tìm thấy có dáng hình cầu, thân tạo múi dáng 11 cánh sen mềm mại, giống như bông sen đang độ khai mãn. Hộp còn nguyên cả nắp. Giữa nắp là một đài sen được tạo tác rất công phu với 4 lớp, diềm cánh xếp vòng tròn đồng tâm. Chính giữa tâm nắp hộp là núm nắp được tạo tác như đài sen nhỏ và xen kẽ giữa các lớp cánh sen là đường chỉ nổi và diềm văn chấm tròn như nhụy hoa. Tất cả các chi tiết chạm khắc trên chiếc hộp này đều toát lên nét tinh tế. Chứng tỏ, tác giả của chiếc hộp phải là người có bàn tay tài hoa và đạt đến trình độ nghệ thuật cao.
|
Chiếc hộp bằng vàng được tìm thấy trên đường lên chùa Ngọa Vân
|
Tiến sĩ Bùi Minh Trí - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, đơn vị được mời giám định chiếc hộp trên cho biết, hộp được làm bằng kỹ thuật kết hợp đúc khuôn tạo hình dáng và cánh sen nổi, sau đó chạm khắc hoa văn lên trên thân và bên trong cánh sen. Tất cả các hoa văn trang trí trên nắp và thân hộp nói trên đều mang đậm dấu ấn đặc trưng của văn hóa thời Trần, nửa đầu thế kỷ 14.
Tiến sĩ Bùi Minh Trí khẳng định, qua so sánh với các đồ dùng, vật dụng phát hiện được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, nhiều khả năng chiếc hộp đặc biệt này được chế tác bởi các thợ kim hoàn khéo tay tại Thăng Long và có thể đây là một trong những đồ dùng của Hoàng cung - đồ ngự dụng.
|
Những năm 60 thế kỷ trước, tại Hưng Yên, người ta đã tìm thấy 5 chiếc đĩa vàng
|
Chiếc hộp có chiều cao là 4,20cm, trong đó phần thân cao 2,84-3,20cm, chân đế cao 0,60cm, đường kính miệng 4,90cm, đường kính thân (đoạn lớn nhất) là 5,10cm. Trong ngày 26/6, UBND huyện Đông Triều đã mời các chuyên gia giám định chất liệu và cân trọng lượng. Kết quả, chiếc hộp này được chế tác hoàn toàn bằng vàng ta, có trọng lượng 56,42 gram, tương đương khoảng 15,04 chỉ vàng.
Tiến sĩ Bùi Minh Trí cho biết, trong lịch sử Việt Nam cổ trung đại, những đồ vật dùng trong sinh hoạt được chế tác bằng kim loại quý như vàng, bạc thường là người thuộc đẳng cấp cao trong xã hội sử dụng. Hiện những đồ vật làm bằng vàng, bạc phát hiện ở các di chỉ khảo cổ học ở miền Bắc Việt Nam không nhiều, thậm chí rất hiếm hoi, phổ biết nhất vẫn là các loại đồ dùng bằng gốm sứ. Duy nhất có một lần, vào khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, tại Hưng Yên, các chuyên gia đã tìm thấy 5 đĩa vàng trang trí hoa văn dây lá có niên đại thời Lý. Các đĩa vàng này ngay lập tức đã được xếp vào hàng Quốc bảo của Việt Nam và hiện đang được bảo quản tại Kho bạc Nhà nước (chi nhánh Hưng Yên) chưa từng ra mắt công chúng.
Tại Hoàng thành Thăng Long, đợt khai quật lớn năm 2002-2004 cũng đã tìm thấy một số di vật bằng vàng, nhưng đều là những mảnh vỡ, khó xác định được hình dáng cụ thể của đồ vật, trong số đó, quý nhất là mảnh lá vàng chạm khắc hình rồng có niên đại thời Lý, di vật này được xác định là đồ ngự dụng của vua Lý.
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, chiếc hộp hình hoa sen bằng vàng vừa tìm thấy tại khu vực Suối 1, xã An Sinh, huyện Đông Triều là phát hiện khảo cổ học hết sức quan trọng. Đây là lần đầu tiên một hiện vật khảo cổ học bằng vàng giá trị được tìm thấy tại quê gốc của nhà Trần, nơi vương triều Trần chọn làm nơi xây dựng quần thể các lăng mộ vua Trần từ sau năm 1320. Được biết, trong thời gian tới, UBND huyện Đông Triều sẽ có đề xuất xếp hạng Bảo vật quốc gia cho cổ vật thời Trần có một không hai này.
Theo An Ninh Thủ Đô