Trong khi thị trường có tuần giảm khá sâu và hầu hết các mã lớn cũng đều mất điểm, thì vẫn có những mã được đưa ra khuyến nghị đã tăng 10-20%, thậm chí lên tới 60% như DNM.
Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của VSC nằm tại xung quanh giá 35
Chỉ báo MACD đã xuất hiện Golden Cross đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong những phiên tới.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VSC nằm tại khu vực 30-30.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 35, cắt lỗ nếu ngưỡng 27.5 bị xuyên thủng.
Thông tin hỗ trợ tích cực giúp cổ phiếu VSC giao dịch khởi sắc trong tuần qua là kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận sau thuế quý II/2020 đạt 69,45 tỷ đồng, tăng trưởng 26,46% và lũy kế 6 tháng đạt 141,13 tỷ đồng, tăng 33,79% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tuần qua, với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày 27/7, tổng cộng giá cổ phiếu VSC tăng 2.500 đồng (+8,68%) từ mức giá 28.800 đồng/CP lên 31.300 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho IMP với giá mục tiêu 52.400 đồng/CP
BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với IMP, mức giá mục tiêu theo phương pháp DCF là 52.400 đồng/cổ phiếu, tương ứng với P/E forward theo kế hoạch 95% lợi nhuận trước thuế của IMP là 18,4x lần, +32% so với mức giá đóng cửa 39.650 đồng/cổ phiếu vào ngày 27/7/2020.
Trong tuần qua, IMEXPHARM cũng đã công bố kết quả kinh doanh quý II/2020 với lợi nhuận sau thuế đạt 47,31 tỷ đồng, tăng trưởng 45,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Thông tin tích cực trên đã giúp cổ phiếu IMP hồi phục sau tuần mất điểm trước đó.
Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng, trong đó phiên 28/7 tăng trần và 2 phiên giảm với phiên đầu tuần 27/7 giảm sàn, tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu IMP tăng 700 đồng (+1,65%) từ mức giá 42.500 đồng/CP lên 43.200 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà BVSC đưa ra là 52.400 đồng/CP, thị giá hiện tại của IMP còn thấp hơn 17,56%.
* MBS khuyến nghị mua DGC với giá mục tiêu 44.600 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DGC với giá mục tiêu 44.600 đồng/CP trên cơ sở (i) vị thế là doanh nghiệp tư nhân đứng đầu trong nước về công nghệ hóa chất, (ii) hiệu quả kinh doanh đang hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm. Chúng tôi đánh giá cơ hội đầu tư vào cổ phiếu DGC lả hấp dẫn trong trung và dài hạn.
Liên tiếp đón nhận những thông tin tích cực trước thềm chuyển sàn như kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh, thông báo chia cổ tức năm 2019, tuy nhiên, diễn biến cổ phiếu DGC trong tuần chào sàn HOSE không được như kỳ vọng của MBS.
Trong tuần qua, với việc đón nhận duy nhất 1 phiên tăng nhẹ ngày cuối tuần 31/7 và 3 phiên giảm, trong đó phiên 29/7 giảm sàn, tổng cộng giá cổ phiếu DGC giảm 4.900 đồng (-12,34%) từ mức giá tham chiếu ngày chào sàn 39.700 đồng/CP xuống 34.800 đồng/CP.
* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của NRC tại xung quanh giá 16
Hôm nay 29/7, chỉ báo MACD đã xuất hiện Golden Cross đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể thiết lập đà tăng ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của NRC nằm tại mốc 12. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 16, cắt lỗ nếu ngưỡng 10.5 bị xuyên thủng.
Bên cạnh kết quả lợi nhuận quý II/2020 tăng trưởng tích cực, đạt hơn 25%, trong tuần qua, NRC còn công bố thông tin chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền mặt 5%, đã hỗ trợ tốt giúp cổ phiếu NRC có tuần giao dịch khởi sắc.
Cụ thể, với việc đón nhận 4 phiên tăng, trong đó có phiên 30/7 tăng trần và 1 phiên giảm ngày 27/7, tổng cộng giá cổ phiếu NRC tăng 2.490 đồng (+22,62%) từ mức giá 11.010 đồng/CP lên 13.500 đồng/CP.
* MBS và VCSC cùng khuyến nghị mua đối với cổ phiếu REE
MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu REE của CTCP Cơ điện lạnh với giá mục tiêu 37.400 đồng trên cơ sở (i) hoạt động cho thuê văn phòng trở thành động lực tăng trưởng chính với tỷ suất lợi nhuận cao, (ii) đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực điện, nước, tạo nguồn thu ổn định & lâu dài, đặc biệt triển vọng từ dự án điện mặt trời Thác Mơ.
Tương tự, VCSC cũng khuyến nghị mua cho cổ phiếu REE với giá mực tiêu là 45.400 đồng/cp, tương đương với tổng mức sinh lời là 44.6%, đã bao gồm 4.9% lợi suất cổ tức, dự theo giá đóng cửa ngày hôm nay.
Trái với khuyến nghị của MBS và VCSC, cùng với kết quả lợi nhuận 6 tháng giảm 18%, đạt 681,5 tỷ đồng, hoàn thành 42% kế hoạch năm, cổ phiếu REE đã diễn biến không như kỳ vọng trong tuần qua. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu REE giảm 50 đồng (-0,15%) từ mức giá 32.500 đồng/CP xuống 32.450 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua SCS với giá mục tiêu 143.200 đồng/CP
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua dành cho CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) nhưng điều chỉnh giảm giá mục tiêu 11% còn 143.200 đồng/CP.
Trái với khuyến nghị của VCSC, cổ phiếu SCS tiếp tục có thêm một tuần mất điểm. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên giảm, 1 phiên tăng và 1 phiên đứng giá, tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu SCS giảm 5.500 đồng (-4,83%) từ mức giá 113.900 đồng/CP xuống 108.400 đồng/CP.
* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của SZC tại xung quanh giá 25.5
Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực. Chỉ báo động lượng RSI đã tăng trở lại và còn cách khá xa vùng quá mua nên động lực tăng có thể được duy trì trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của SZC nằm tại mốc 22.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 25.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 21 bị xuyên thủng.
Diễn biến cổ phiếu SZC vẫn biến động trong biên độ khá lớn trong các phiên giao dịch, tuy nhiên thông tin lợi nhuận quý II đạt 71 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ đã giúp cổ phiếu này có những nhịp hồi ấn tượng.
Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên tăng (trong đó đều là 2 phiên tăng trần), 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tổng cộng giá cổ phiếu SZC tăng 1.450 đồng (+6,36%) từ mức giá 22.800 đồng/CP lên 24.250 đồng/CP.
* KIS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VCB
Chúng tôi lặp lại khuyến nghị giữ cho VCB với mức P/B forward 2020 là 2.9x, khá hợp lý với vị thế dẫn đầu trong ngành Ngân hàng.
Không chỉ VCB, nhiều mã bluechip cũng đã có tuần giao dịch khá thất bại và là những tác nhân chính gây sức ép lên thị trường. Trong tuần qua, với việc đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên tăng ngày 28/7, tổng cộng giá cổ phiếu VCB giảm 4.600 đồng (-5,68%) từ mức giá 81.000 đồng/CP xuống 76.400 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DHC
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua dành cho CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC) nhờ khả năng tận dụng xu hướng gia tăng tiêu thụ giấy bao bì gia tăng của công ty, được hỗ trợ bởi mở rộng công suất.
Trái với khuyến nghị của VCSC, cổ phiếu DHC tiếp tục biến động giằng co và mất điểm trong tuần cuối tháng 7. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tổng cộng giá cổ phiếu DHC giảm 1.700 đồng (-4,05%) từ mức giá 42.000 đồng/CP xuống 40.300 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PPC
Chúng tôi giảm giá mục tiêu thêm 1% trong khi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) nhờ vị trí đắc địa cho việc phát điện và kinh nghiệm hoạt động dồi dào trong bối cảnh thiếu hụt điện dự phóng của Việt Nam trong các năm tiếp theo.
Mặc dù có những nhịp hồi nhẹ nhưng PPC vẫn chưa thoát khỏi đà giảm điểm trong tuần cuối tháng 7 khi đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PPC giảm 950 đồng (-3,97%) từ mức giá 23.950 đồng/CP xuống 23.000 đồng/CP.
* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của GIL nằm tại xung quanh giá 20.5
Các chỉ báo kỹ thuật hiện đang nghiêng về trạng thái tích cực. Chỉ báo động lượng RSI đang tăng dần và còn cách khá xa vùng quá mua nên động lực tăng có thể được duy trì trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của GIL nằm tại mốc 18.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 20.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 17.5 bị xuyên thủng.
Kết quả kinh doanh quý II/2020 khả quan với lợi nhuận đạt 60 tỷ đồng, tăng tới 102% so với cùng kỳ, đã giúp cổ phiếu GIL có tuần giao dịch khá bùng nổ. Cụ thể, bên cạnh thanh khoản gia tăng, tuần qua, cổ phiếu GIL đã đón nhận 4 phiên tăng (trong đó có 1 phiên tăng trần) và 1 phiên giảm, tổng cộng giá cổ phiếu GIL tăng 2.450 đồng (+13,84%) từ mức giá 17.700 đồng/CP lên 20.150 đồng/CP.
* MBS khuyến nghị mua DNM với giá mục tiêu 57.690 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DNM của CTCP Y tế Danameco với giá mục tiêu điều chỉnh tăng 57.690 đồng.
Mặc dù thị trường có tuần biến động mạnh và đã giảm khá sâu khi VN-Index mất hơn 30 điểm, nhưng vẫn có những điểm sáng, điển hình là DNM khi xác lập 5 phiên tăng trần liên tiếp sau khi công bố lợi nhuận quý II/2020 tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ. Tình chung cả tuần, giá cổ phiếu DNM tăng tới 25.100 đồng (+60,63%) từ mức giá 41.400 đồng/CP lên 66.500 đồng/CP. Như vậy, so với mức giá mục tiêu mà MBS đưa ra là 57.690 đồng/CP, thị giá hiện tại của DNM đã vượt 15,27%.
* VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu PNJ
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho (PNJ) khi cho rằng lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ của PNJ sẽ dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận gia tăng sau năm 2020 dù khả năng tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng trong nước hạ nhiệt.
Cũng nằm trong xu hướng chung của nhóm VN30, cổ phiếu PNJ đã có tuần mất điểm. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm (trong đó có 1 phiên giảm sàn) và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PNJ giảm 4.400 đồng (-7,86%) từ mức giá 56.000 đồng/CP xuống 51.600 đồng/CP.
* KIS khuyến nghị mua cổ phiếu ACB với giá mục tiêu là 28,900 đồng
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu ACB với giá mục tiêu là 28,900 đồng. Với 9 nghìn tỷ dư nợ được cơ cấu COVID-19, chúng tôi ước tính tăng chi phí dự phòng năm 2020 lên 1,800 tỷ hay chi phí dự phòng tín dụng là 0.62%. LNTT có thể đạt 7,800 tỷ, vượt so với kế hoạch 3%.
Tương tự, cổ phiếu lớn ngân hàng trên sàn HNX là ACB cũng mất điểm trong tuần qua. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ACB giảm 700 đồng (-3,02%) từ mức giá 23.200 đồng/CP xuống 22.500 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu GVR và giá mục tiêu 14.100 đồng
Chúng tôi bắt đầu theo dõi mã cổ phiếu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) với khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 14.100 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 33,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,5%.
Trái với khuyến nghị của VSCS, trong tuần qua, với việc đón nhận 1 phiên tăng và 4 phiên giảm (trong đó có 1 phiên giảm sàn), tổng cộng giá cổ phiếu GVR giảm 1.000 đồng (-9,09%) từ mức giá 11.000 đồng/CP xuống 10.000 đồng/CP.
N.T
Theo Đầu tư Chứng khoán