Chị cuống quít tìm cách để sống cho riêng mình. Chị tình cờ biến mình thành một gái gọi rồi sau những hổ thẹn, bẽ bàng, chị lại tìm thấy trong đó những xúc cảm thăng hoa, những giây phút nồng nàn mà đã từ lâu chị không còn được hưởng.
Chị cuống quít tìm cách để sống cho riêng mình. Chị tình cờ biến mình thành một gái gọi rồi sau những hổ thẹn, bẽ bàng, chị lại tìm thấy trong đó những xúc cảm thăng hoa, những giây phút nồng nàn mà đã từ lâu chị không còn được hưởng.
Chị quay cuồng với những người đàn ông xa lạ và vội vã thỏa mãn những khát khao hoang dại nhất của mình.
Chị có ba người con, nhưng đến giờ, chẳng ai trong số chúng còn muốn nhìn mặt mẹ. Họa hoằn lắm mới có một đứa lên trung tâm “tiếp tế” cho chị cho phải đạo làm con.
Mỗi lần như thế, chúng đều nhanh nhanh chóng chóng làm xong thủ tục rồi lại vội vã ra về. Trong lòng chúng, hình ảnh về người mẹ đã ít nhiều nhòa nhạt.
Phùng Thị H. (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) là trường hợp đặc biệt trong trung tâm phục hồi nhân phẩm, ai gặp chị cũng phải ngạc nhiên và băn khoăn tại sao ở cái tuổi đã ngoài 50 chị vẫn còn sa ngã, lầm lạc như những cô gái mới lớn, bị dòng đời xô đẩy.
Hằng đêm chị vẫn tự dằn vặt mình cũng chính câu hỏi đó. Khi những cô gái trẻ rơi nước mắt xót xa vì hoàn cảnh túng thiếu, vì đua đòi, vì nghiện ngập nên phải bán thân, chị cũng rơi nước mắt, nhưng lại bởi vì chị chẳng có lí do nào khả dĩ để biện minh cho mình.
Chị không thể nói rằng mình “nông nổi”, bởi ở cái tuổi của chị, cái từ ấy là một điều quá xa xỉ, chị chỉ ngập ngừng cho rằng mình đã “yếu lòng”.
Khi phần đông các cô gái trẻ đều mong chờ đến ngày được trở về với xã hội và ấp ủ trong lòng bao ước mơ, dự định về một cuộc đời mới thì chị lại sợ hãi cái ngày ấy và tương lai phía trước chị chỉ là một màu đen tối.
|
Chị quay cuồng với những người đàn ông xa lạ và vội vã thỏa mãn những khát khao hoang dại nhất của mình - (Ảnh minh họa)
|
Từ ngày nhìn thấy mẹ mình cúi gằm mặt ngồi lẫn trong đám gái mại dâm chuẩn bị vào trung tâm phục hồi nhân phẩm, hình tượng người mẹ trong lòng ba đứa con của chị đã sụp đổ.
Chị không trách chúng bởi sự hững hờ, lạnh nhạt mà chỉ tự trách bản thân mình và coi đó là cái giá phải trả cho những tổn thương sâu sắc mà chị đã gây ra cho gia đình.
Nỗi lòng khắc khoải của người đàn bà 20 năm nuôi con một mình
Cuộc đời Phùng Thị H. cho đến giờ vẫn là một chuỗi dài những bất hạnh, truân chuyên nối tiếp nhau. Chị lấy chồng từ năm 17 tuổi. 18 tuổi chị sinh đứa con đầu lòng, rồi chỉ thời gian ngắn sau, hai đứa con sinh đôi lại lần lượt ra đời.
Thời ấy kinh tế rất khó khăn, xoay xỏa cho một gia đình năm miệng ăn lại càng khó khăn hơn nữa. Vợ chồng chị lao động quần quật từ sáng sớm tới tối mịt mà vẫn chẳng đủ nuôi con. Đồng lương công nhân ba cọc ba đồng chẳng đủ để đong gạo, anh chị phải nhận thêm việc về nhà làm.
Vất vả lắm hai vợ chồng mới tích cóp được chút tiền để hùn vốn buôn bán với vài người bạn. Vài năm sau, khi kinh tế bắt đầu khấm khá thì chồng chị lại đột ngột lâm bệnh nặng rồi qua đời, để lại người vợ trẻ và ba đứa con thơ dại.
Lúc ấy, chị vẫn còn son sắc, rất nhiều người đàn ông ngỏ ý muốn cùng chị xây dựng gia đình, trái tim chị cũng vài lần rung động. Vắng bóng người đàn ông, tất cả gánh nặng dồn lên đôi vai gày yếu của chị. Chị đã phải vừa làm mẹ, vừa làm cha, nuôi dạy các con khôn lớn.
Có những lúc chị đã nghĩ tới chuyện đi bước nữa, khao khát có một bờ vai vững chắc để nương tựa, nhưng rồi lại sợ họ sẽ đối xử không tốt với con mình, lo các con phải chịu thiệt thòi, cực khổ nên chị lại dằn lòng, kìm nén những mong muốn của bản thân để làm tròn thiên chức. Suốt 20 năm trời chị cần mẫn làm một bà mẹ hết lòng vì con cái.
Thương các con sớm phải chịu cảnh mồ côi cha, chị hết sức bù đắp cho chúng. Chị nuông chiều các con hết mực. Chị có thể nhịn ăn, nhịn mặc nhưng nhất định không để các con thiếu thốn, thua kém chúng bạn.
Có lẽ bởi quen với sự yêu chiều của mẹ nên các con chị cứ hồn nhiên sống trong cảnh sung sướng mà chẳng hề biết tới những hi sinh hay những giọt nước mắt âm thầm của mẹ.
Thấy các con học hành giỏi giang, chị lại tằn tiện tích cóp, dành dụm cho mỗi đứa một khoản để đi du học, dù lúc ấy chị cũng chẳng giàu có gì. Nhìn thấy các con thành đạt, phương trưởng là niềm hạnh phúc tột cùng của người mẹ, chị chẳng còn mong gì hơn thế.
Khi đã đủ lông đủ cánh, những đứa con lần lượt rời xa chị để đến với cuộc sống riêng, đứa thì lập gia đình rồi mải mê chăm sóc cái tổ ấm bé nhỏ của mình, đứa lại miết mải với sự nghiệp và những nấc thang thăng tiến, đứa thì miệt mài đuổi theo những giấc mơ nông nổi của mình.
Tất cả chúng đều quá bận rộn để còn nhớ tới chị. Một mình chị lại thui thủi sống với những hoài niệm và âm thầm dõi theo từng bước đi của mỗi đứa con như hồi chúng còn chập chững. Thời gian trôi đi thấm thoắt, cứ mỗi tuổi trưởng thành của các con là một tuổi xuân của chị không còn.
Ngoảnh đi ngoảnh lại, chẳng mấy chốc mà chị đã đi hết già nửa quãng đường đời. Về già, người ta hay hoài cổ. Chị bắt đầu nghĩ nhiều tới những ước mơ thời son trẻ, bắt đầu cảm nhận rõ hơn bao giờ hết sự cô quạnh, đơn độc và khao khát có một người đàn ông để cùng chia sẻ.
Chị tham gia các câu lạc bộ, tích cực làm quen, kết bạn và bỗng thấy mình như trẻ ra vài chục tuổi, giấc mơ của chị lại một lần nữa được đánh thức. Trái tim tưởng như đã già cỗi của chị lại run lên thổn thức.
Người mẹ bị ruồng bỏ
Chị phải lòng một người đàn ông cùng câu lạc bộ, anh cũng góa vợ đã lâu. Hai người muốn về sống cùng nhau trong một mái nhà để tiện chăm sóc, bầu bạn và nương tựa vào nhau những tháng năm cuối đời, nhưng nguyện vọng đó vừa mới đưa ra đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của cả hai bên con cháu.
Các con anh không chấp nhận một người phụ nữ xa lạ bỗng dưng trở thành mẹ của mình, còn các con chị lại sợ rằng anh lấy chị chỉ vì muốn chiếm đoạt ngôi nhà và những tài sản mà chị đang sở hữu.
Trước cơ hội một lần nữa tìm lại hạnh phúc của mẹ, những đứa con chị lại tỏ ra lạnh lùng, lãnh đạm và đầy lý trí. Các con chị khăng khăng không muốn mẹ đi bước nữa chỉ vì ái ngại những điều tiếng không hay, chỉ vì sợ người đời xì xào và hơn hết là sợ lợi ích của chúng bị xâm phạm.
Lời qua tiếng lại giữa hai gia đình khiến cho tình cảm sứt mẻ, cả anh và chị đều bị tổn thương vì những mối nghi hoặc, âu lo đầy toan tính. Chị chủ động “rút lui” để làm vừa lòng những đứa con ích kỉ.
Nhưng sự từ bỏ ấy luôn khiến chị dằn vặt, từ sâu thẳm tâm hồn, chị vẫn khao khát được sống lại tuổi thanh xuân. Cả đời, chị đã hi sinh vì con cái, lẽ nào giờ đây một ước muốn nhỏ nhoi của chị cũng chẳng thể được đáp ứng.
Những mâu thuẫn giằng xé chị từng ngày, chị muốn sống, thèm được sống một chút gì đó cho riêng mình.
Rút kinh nghiệm từ mối tình đau thương, không muốn “gây chiến” với những đứa con bằng việc đòi chúng phải chấp nhận một người bố dượng, chị không còn hi vọng gì vào những mối quan hệ bền vững, càng không dám có ý nghĩ sẽ chia sẻ cuộc sống với bất kì người đàn ông nào, nhưng những khao khát thì vẫn chưa hề nguôi ngoai.
Chị cuống quít tìm cách để sống cho riêng mình. Chị tình cờ biến mình thành một gái gọi rồi sau những hổ thẹn, bẽ bàng, chị lại tìm thấy trong đó những xúc cảm thăng hoa, những giây phút nồng nàn mà đã từ lâu chị không còn được hưởng.
Chị quay cuồng với những người đàn ông xa lạ và vội vã thỏa mãn những khát khao hoang dại nhất của mình.
Mỗi khi có chút băn khoăn, chị lại tự an ủi bản thân rằng những hành động “kín kẽ” này sẽ chẳng bao giờ bị lộ ra và sẽ mãi mãi là một bí mật của riêng mình, nó sẽ chẳng gây ảnh hưởng đến bất kì đứa con nào và cũng chẳng mảy may đe dọa đến lợi ích của chúng, vì đơn giản, đó chỉ là mối quan hệ theo kiểu “bóc bánh trả tiền”.
Nhưng cái ngày mà chị chẳng bao giờ ngờ tới rồi cuối cùng cũng đến, chị bị bắt, đưa vào trung tâm phục hồi nhân phẩm dưới con mắt miệt thị, khinh rẻ của những người quen biết và sự bàng hoàng, phẫn nộ của các con.
Như người vừa tỉnh cơn mê, chị cuống cuồng tìm nơi bấu víu, khắc khoải chờ đợi những đứa con sẽ chìa tay ra đỡ lấy mình, sẽ an ủi, tha thứ và hiểu cho những nỗi lòng uẩn khúc của chị, nhưng càng đợi chờ càng tuyệt vọng.
Đáp lại chị chỉ là một thái độ lạnh lùng, khinh miệt. Chị chỉ biết ngậm ngùi câm lặng khi nghe những lời kết tội của các con.
Chúng đổ cho chị cái tội đã hủy hoại thanh danh gia đình, đã khiến sự nghiệp của chúng bị ảnh hưởng vì những điều tiếng đáng xấu hổ mà chẳng hề đoái hoài gì đến những giọt nước mắt tủi hổ của người mẹ.
Tất cả những gì chị khao khát chỉ là được khỏa lấp nỗi cô quạnh khi tuổi già đang ngày một tới gần, nhưng những gì chị nhận lại chỉ là sự ghẻ lạnh, ruồng rẫy bởi chính những người ruột thịt mà chị đã hết lòng thương yêu, đã tự nguyện hi sinh cả cuộc đời.
Theo Phunutoday