Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Quảng Trị: Tập trung khai thác tiềm năng ở biển Hải Lăng

Với nhiều lợi thế, tiềm năng của biển thời gian vừa qua tỉnh Quảng Trị đang tập trung khai thác những lợi thế của biển Hải Lăng tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH, phấn đấu xây dựng Hải Lăng thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Xây dựng cảng nước sâu Mỹ Thủy thành vùng kinh tế trọng điểm phía nam Quảng Trị.

Định hướng phát triển của tỉnh Quảng Trị là đưa vùng biển Mỹ Thủy thuộc huyện Hải Lăng với tiềm năng đất đai tự nhiên rộng lớn, hội đủ điều kiện để xây dựng cảng nước sâu Mỹ Thủy thành vùng kinh tế trọng điểm phía nam của địa phương này. Hải Lăng đang thực sự chuyển mình mạnh mẽ trong mấy năm gần đây để sớm hội nhập, trở thành một khu vực kinh tế có vai trò quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông – Tây.

Nhờ nỗ lực của tỉnh Quảng Trị mà tình hình kinh tế của Hải Lăng ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn của các xã vùng biển có nhiều thay đổi. Thu nhập bình quân đầu người của người dân vùng biển đạt khoảng 52,5 triệu đồng/người/ năm. Trên địa bàn đã đầu tư xây dựng các công trình phục vụ phát triển KT-XH và đảm bảo QP-AN như: đường cơ động ven biển; đường ra bến cá ở 2 xã Hải An và Hải Khê; đường tránh lũ, cứu nạn và phát triển kinh tế, đảm bảo QPAN vùng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Trị (Đường nối Quốc lộ 1 về Cảng biển Mỹ Thủy); đường trung tâm dọc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đoạn qua địa bàn huyện; kiên cố hóa đường giao thông nông thôn và sửa chữa nâng cấp các đường giao thông liên xã; công trình trường học, trạm y tế các xã; khu tái định cư xã Hải An, Hải Khê; kè chống xói lở; đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển vùng cát phục vụ sản xuất...

Hiện toàn Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có 42 dự án đã đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký là 83.904,97 tỉ đồng, trong đó tại huyện Hải Lăng có 12 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 73.000 tỉ đồng.

Huyện tập trung chỉ đạo thực hiện quy hoạch sản xuất vùng cát, phát triển các mô hình trong nông nghiệp theo hướng: nông - lâm - ngư; nông - lâm kết hợp với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thâm canh và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; cải tiến một bước phương thức chăn nuôi của nông dân theo hướng có đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Chú trọng phát triển các loại nghề mới, cải tiến phương tiện đánh bắt...

Nhờ vậy, sản lượng khai thác hằng năm từ 3.500 - 4000 tấn, phát triển các nghề khai thác hải sản có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống có hiệu quả như: chế biến nước mắm, ruốc bột, dệt xăm lưới; năng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ bán hàng gắn với việc xây dựng thương hiệu, đến nay đã đăng ký nhãn hiệu nước mắm Mỹ Thủy, ruốc bột Thâm Khê...

Bãi biển Mỹ Thủy hoang sơ, hấp dẫn du khách đến khám phá.

Để thu hút khách du lịch, phát triển dịch vụ bãi biển Mỹ Thủy, Hải Khê thu hút các nhà đầu tư, khuyến khích người dân, từng bước đầu tư hạ tầng kỹ thuật nhằm khai thác, phát triển tiềm năng du lịch các xã vùng biển hơn nữa nhằm tạo bước đột phá. Bên cạnh đó, huyện Hải Lăng cũng đang tích cực thực hiện các chính sách giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, các hiệp định thương mại lớn được ký kết, mở ra cơ hội lớn cho các địa phương trong cả nước. Đối với huyện Hải Lăng, việc hình thành Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, Khu công nghiệp Quảng Trị và nhiều dự án đang được triển khai đã và đang tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp trên địa bàn sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận các nguồn vốn, tiếp thu khoa học công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Để tiếp tục hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, trong thời gian tới, huyện Hải Lăng sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát, giảm các thủ tục hành chính không cần thiết liên quan đến các lĩnh vực, trong đó có doanh nghiệp, doanh nhân. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới…

Để kinh tế biển ở địa phương phát triển bền vững, thời gian tới, huyện Hải Lăng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững kinh tế biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội.

Diễm Phước

Theo KT&ĐU

Từ khóa: