Nợ xấu ngân hàng lại một lần nữa tiềm ẩn nguy cơ tăng cao trở lại khi nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ do dịch COVID-19.
Nhiều ngân hàng đã chủ động tăng khả năng phòng thủ bằng cách trích lập dự phòng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại nhiều nhà băng tăng mạnh đạt mức kỷ lục, có nơi vượt 400%.
Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Agribank đạt 6.761 tỉ đồng, giảm 13,2% so với cùng kì năm trước và thực hiện được hơn 55% kế hoạch đề ra cho cả năm. Nợ xấu ngân hàng tăng mạnh gần 40% lên hơn 24.000 tỉ đồng.
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn cuối năm 2021 dự kiến tăng lên xấp xỉ 8% và những hệ luỵ của nó có thể kéo dài sang năm 2022.
Đại dịch COVID-19 là sự kiện bất ngờ không lường trước của nền kinh tế toàn cầu, nó mang lại bức tranh đen tối tới các ngành hàng không, du lịch,... nhưng lại mang tới "thời kỳ hoàng kim" cho lợi nhuận các ngân hàng.
Xét về quy mô, top 10 ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất tính đến cuối quý III/2021 bao gồm BIDV, VietinBank, VPBank, Vietcombank, SHB, Sacombank, VIB, SCB, MB và ACB.
Theo VDSC, ngành bất động sản bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh sẽ khiến rủi ro nợ xấu gia tăng tại các ngân hàng có mức phân bổ cao tín dụng vào ngành bất động sản, kéo theo biên chi phí tín dụng cao hơn; nhưng mức độ rủi ro là khác nhau tùy vào mức độ tiếp xúc tín dụng của từng ngân hàng với ngành bất động sản và sức khỏe tài chính của các đối tác bất động sản.