Một trong những đặc sắc tại hội làng Triều Khúc (Hà Nội) phải kể đến màn múa "con đĩ đánh bồng", còn gọi là múa bồng của những chàng trai giả gái.
Lễ hội làng Triều Khúc được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ vị Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (770 - 798) và ông Vũ Đức Úy (sống vào thế kỷ 18) – người đã truyền lại nghề dệt cho dân làng.
Theo tích xưa, Phùng Hưng thắng giặc, lên ngôi vua, xưng là Bố Cái đại vương. Sau khi ông mất, dân làng đã lập đền thờ và suy tôn làm Thành Hoàng. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ Bố Cái đại vương Phùng Hưng.
Để nhớ ơn người đã đem lại cuộc sống ấm no cho mình, dân làng Triều Khúc đã thờ ông tổ nghề tại đình Lớn cùng với vị Thành Hoàng là Bố Cái đại vương Phùng Hưng (770-798).
Điểm nhấn đặc sắc của lễ hội làng Triều Khúc là màn múa "con đĩ đánh bồng", còn gọi là múa bồng của những chàng trai giả gái.
Ngoài ra, trong hội làng Triều Khúc còn có nhiều trò vui khác như múa lân hí cầu, đấu vật, hát Chèo Tàu. Sới vật Triều Khúc cũng là một trong những sới nổi tiếng, thu hút khá đông các đô vật nơi khác về tham dự.
Các chàng trai giả gái, lẳng lơ múa điệu "con đĩ đánh bồng" trên đường đi rước kiệu.
Những người được chọn múa là những chàng trai trong làng, đã tuyển chọn kỹ lưỡng...
Phải là trai gốc làng Triều Khúc, hình dáng ưa nhìn, nhân cánh tốt và khỏe mạnh để được nhập vai.
"Con đi đánh bồng" được xem là điệu múa cổ nhất Thăng Long, có từ thời Bố Cái đại vương Phùng Hưng đánh thắng giặc Đường tại thành Tống Bình (Hà Nội bây giờ). Phùng Hưng đã chọn làng Triều Khúc làm nơi khao quân, cho những chàng trai đóng giả gái để múa khích lệ quân lính.
Vũ Hoàng
Theo ĐSPL, Vietnammoi