Phóng viên Báo Đời sống & Tiêu dùng có cuộc phỏng vấn với chị Trần Thị Ngọc Anh – Tổng Giám đốc thương hiệu Trầm Hương Đại Lâm Mộc về chế tác, kinh doanh Trầm Hương và đưa thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực này ra thị trường các nước…
Trầm Hương được xem là tài sản có giá trị cao tại Việt Nam, mang đến nguồn lợi lớn khi xuất khẩu sang các nước và sớm trở thành biểu tượng của thời trang với thú chơi tao nhã của những người am hiểu. Nắm bắt xu hướng cùng kiến thức, kinh nghiệm có được trong thời gian dài tìm hiểu, chị Trần Thị Ngọc Anh – Tổng Giám đốc thương hiệu Trầm Hương Đại Lâm Mộc đã đưa ra quyết định táo bạo khi kinh doanh Trầm Hương; chế tác Trầm Hương thành những vòng cổ, vòng đeo tay tinh xảo, và cũng chính niềm đam mê, tâm huyết chị tin tưởng Trầm Hương Việt Nam sẽ từng bước khẳng định thương hiệu với bạn bè quốc tế.
- Phóng viên: Trầm Hương là lĩnh vực rất khó để kinh doanh, đặc biệt là với người trẻ tuổi khi kiến thức kinh nghiệm về Trầm Hương, vậy cơ duyên nào đã đưa chị đến kinh doanh lĩnh vực này?
Chị Trần Thị Ngọc Anh: Khi tôi bắt đầu chuyển vào TP. Hồ Chí Minh để sống, công việc của tôi lúc đó là biên tập viên cho Đài truyền hình VTV và cộng tác chương trình của đài HTV9. Bản thân tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đến với lĩnh vực kinh doanh, tôi loay hoay không biết bản thân nên làm gì, thật may mắn một người bạn của tôi đã mang tặng tôi một vòng Trầm Hương.
Thời điểm lúc đó, Trầm Hương như một loại sản phẩm xa xỉ, đắt đỏ đối với những người quan tâm có tìm hiểu về Trầm Hương, còn những người bình thường không có kinh nghiệm về Trầm Hương thì lại đánh giá rất thấp giá trị Trầm Hương.
Từ món quà là chiếc vòng Trầm Hương bạn tôi tặng, tôi bắt đầu tìm hiểu về nó và thật đúng Việt Nam là đất nước mà Trầm Hương được đánh giá cao cấp nhất so với Indonesia, Malaysia, Campuchia.
Tôi bắt đầu thực hiện chiến lược kinh doanh rất táo bạo đó chính là chế tác Trầm Hương thành nhiều loại trang sức để phổ biến sản phẩm này đến tất cả mọi người, tôi luôn nghĩ Việt Nam phải đem được sản phẩm Trầm Hương, một đặc trưng của quốc gia đến với bạn bè các nước.
- Với một người trẻ tuổi, nhưng trong hai năm qua thương hiệu Đại Lâm Mộc tiêu biểu là những sản phẩm Trầm Hương đã dần dần phát triển tại thị trường Việt Nam. Chị cũng được ví như người dẫn đầu xu hướng Trầm Hương, chị có thể chia sẻ về việc này?
Thật sự nếu gọi tôi là người dẫn đầu thì tôi không dám nhận, quá sức đối với tôi vì trước tôi có rất nhiều nhà nghiên cứu về Trầm Hương. Kinh nghiệm tôi có được trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, vì trước tôi đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, họ đã hi sinh cả cuộc đời để hiểu về Trầm Hương, Kỳ Nam.
Nhưng nếu bạn gọi tôi là người trẻ táo bạo dám dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh quá mạo hiểm thì là đúng, bởi từ trước cho đến nay, chưa ai đưa Trầm Hương vào kinh doanh phổ biến, chủ yếu bán lại cho Trung Quốc, Thái Lan…
Tôi bắt đầu với niềm đam mê về Trầm Hương, muốn mang Trầm Hương đến với nhiều nước trên khắp các Châu Lục, muốn bạn bè các nước đến Việt Nam sẽ biết Trầm Hương Việt chất lượng như thế nào.
- Theo chị thời gian đầu đưa sản phẩm Trầm Hương đến với khách hàng chị gặp phải những khó khăn như thế nào?
Thời gian đầu khi khởi nghiệp lĩnh vực kinh doanh Trầm Hương, tôi gặp rất nhiều thử thách. Khi tôi bắt đầu tìm hiểu về Trầm Hương, tại Việt Nam có ít thông tin về Trầm Hương, và những người am hiểu Trầm Hương cũng không nhiều. Tôi phải đọc tài liệu từ các nước, hỏi ý kiến của các chuyên gia, tôi bắt đầu suy nghĩ Trầm Hương không chỉ dùng làm trang sức mà Trầm Hương còn mang yếu tố sức khoẻ, phong thuỷ, sản phẩm Trầm Hương còn ứng với cung mạng của từng người. Càng chuyên sâu vào Trầm Hương, tôi như đứa trẻ vỡ lòng học được chữ, khó khăn lớn nhất, bản thân tôi phải làm sao để đưa Trầm Hương đến nhiều người hơn khi mà kiến thức, sở thích, đam mê của những người thích loại sản phẩm thời trang Trầm Hương lại rất ít, kén chọn. Thời gian đầu thật sự tôi chỉ có mong muốn đưa sản phẩm tốt này đến với tất cả mọi người.
- Giữa xu hướng giả thật trộn lẫn trên thị trường, với kinh nghiệm của chị thì làm sao để khách hàng có thể phân biệt đâu là Trầm Hương thật đâu là Trầm Hương giả? Cái khó nhất để bảo quản Trầm Hương là gì thưa chị?
Trong thời gian tôi tìm hiểu về Trầm Hương, tôi may mắn gặp được Giáo sư Tiến sĩ Đinh Xuân Bá, là nhà nghiên cứu đầu ngành về lĩnh vực Trầm Hương. Bản thân Giáo sư có thể phân biệt được Trầm Hương thật hay Trầm Hương giả.
Cho đến bây giờ những nhà nghiên cứu cũng rất khó đưa ra lập luận cho việc phân biệt Trầm Hương thật, hay Trầm Hương giả.
Hiện tại, Việt Nam có thiết bị máy móc ở Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh kiểm tra được Trầm Hương thật, ngoài ra còn đo được lượng tinh dầu Trầm có là bao nhiêu. Tuy nhiên để đầu tư được loại máy móc này cùng cần khoản kinh phí cao, bản thân tôi đã lập kế hoạch, thời gian trong năm tới, khi tôi sắp xếp mọi việc ổn định, tôi sẽ xuất bản cuốn sách về cách phân biệt Trầm Hương, những câu chuyện kỳ bí về Trầm Hương thông qua kiến thức, kinh nghiệm và sự giúp đỡ của nhiều vị Giáo sư, Tiến sĩ về lĩnh vực Trầm Hương, Kỳ Nam.
Tôi tin tưởng, cuốn sách này sẽ mang đến thông tin chính xác về Trầm Hương, khi mà tại Việt Nam hiện nay chưa có một quyển sách chính thức nào viết về Trầm Hương.
- Trầm Hương đòi hỏi bản thân khách hàng phải là dân chuyên về Trầm mới am hiểu về sản phẩm này và đây cũng được xem là sản phẩm phong thuỷ, chị nhận xét đánh giá ra sao về thị trường người tiêu dùng Việt Nam về Trầm Hương?
Tại Việt Nam, tỷ lệ người am hiểu về Trầm Hương rất ít chỉ chiếm từ 10-20%, người Việt Nam cũng không hiểu nhiều về Trầm Hương như bạn bè các nước. Khi một khách hàng mua sản phẩm Trầm Hương ngoài mục đích làm đẹp thì phong thuỷ, cung mạng, tài lộc may mắn là yếu tố chính để khách hàng tìm đến thời trang Trầm Hương. Chính vì phong thuỷ, tài lộc, nên các sản phẩm Trầm Hương bán với giá tương đối cao, hoặc rất cao, tạo ra rào cảng về giá đối với người tiêu dùng. Từ yếu tố trên, sản phẩm Trầm Hương tại thị trường Việt Nam trở nên ảm đạm so với các nước lân cận như Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Singapore, Trung Quốc…
- Được biết không chỉ thương hiệu Trầm Hương, chị còn là người sáng lập ra rất nhiều thương hiệu khác như nhà hàng, đá quý, bất động sản, chị có từng nghĩ bản thân là một người đa tài và rất giỏi?
Không chỉ riêng tôi, mà tất cả những người làm kinh doanh đều cùng lúc làm nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi bạn tham gia môi trường kinh doanh, bạn sẽ thấy xung quanh bạn có nhiều cơ hội đầu tư, tôi cũng vậy, tôi luôn làm trong nhiệm vụ mình làm được, kinh doanh trong cái mình thấy tiềm năng nhất. Còn nếu nói đa tài, giỏi giang chắc tôi cần phải học hỏi nhiều hơn nữa, tôi chỉ luôn quan niệm, làm gì cũng tập trung vào chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ.
Kinh doanh bằng cái tâm, bằng niềm đam mê thì mới bền vững lâu dài, vì vậy dù sản phẩm nhỏ nhất, tôi trau chuốt từng chi tiết. Tiêu biểu nhất, thông qua các chương trình giảm giá lớn của Đại Lâm Mộc, các chuỗi hạt Trầm Hương giảm giá đến 70% chỉ vài trăm ngàn đồng tiền Việt tôi cũng tập trung vào từng chi tiết nhỏ, như hộp đựng, chính sách dành cho khách hàng. Tôi huy vọng khách hàng khi nhận sản phẩm dù chỉ là sản phẩm giảm giá cũng nhận được sự trân trọng tốt nhất.
- Với Trầm Hương và nhiều thương hiệu khác chị có kế hoạch mở rộng thị trường như thế nào thưa chị? Điều gì làm nên sự khác biệt cho mỗi thương hiệu do chị sáng lập tiêu biểu là Trầm Hương với cái tên Đại Lâm Mộc rất ấn tượng?
Với sản phẩm Trầm Hương của Đại Lâm Mộc, tôi đang lên kế hoạch thời gian tới sẽ đưa sản phẩm đến tất cả trung tâm thương mại lớn, mở rộng thương hiệu đến rộng rãi người tiêu dùng. Trong hai năm tới tôi bắt đầu đưa Trầm Hương Việt đến các nước phát triển, và kết nối bạn bè thế giới để họ hiểu rõ hơn về Trầm Hương Việt.
Ngoài ra tôi bắt đầu tập trung khai thác các sản phẩm chiết suất từ thiên nhiên, tốt cho sức khoẻ, nhưng giá cả phải cạnh tranh, đặc biệt tôi tập trung vào sản phẩm tinh dầu Trầm Hương, tinh bột Trầm Hương và nhiều sản phẩm từ thiên nhiên khác vì sức khoẻ từ cộng đồng. Nếu ai đã từng sử dụng vòng Trầm Hương của Đại Lâm Mộc, sẽ hiểu rõ hơn tâm huyết tôi dành cho sản phẩm, từng chuỗi hạt, từng thiết kế Charm tôi chú trọng đến màu sắc, chi tiết tiện khắc sao cho vừa hợp thời trang vừa đảm bảo phong thuỷ để người sử dụng hài lòng với sản phẩm đã sở hữu.
Kim Hoàng
Theo Báo Đời sống & Tiêu dùng