Sự kiện hot
3 năm trước

Bản tin bất động sản 27/5: Rà soát tổng thể các dự án sử dụng đất chậm triển khai tại Đà Nẵng

Những nội dung đáng chú sẽ có trong bản tin hôm nay: HoREA phản đối đề xuất về sở hữu nhà chung cư có thời hạn; rà soát tổng thể các dự án sử dụng đất chậm triển khai tại Đà Nẵng; Quảng Ngãi chốt thời hạn đấu giá loạt lô đất, khu đất lớn…

Rà soát tổng thể các dự án sử dụng đất chậm triển khai tại Đà Nẵng

du-an-treo
Dự án trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp Viễn Đông Meridian Tower nằm ở số 84 đường Hùng Vương (quận Hải Châu) treo 14 năm nay. Ảnh: Thành Vân.

UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan rà soát, tổng hợp thông tin và số liệu về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Theo đó, UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp, tổng hợp thông tin và số liệu về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo yêu cầu của Đoàn giám sát của Quốc hội khóa XV tại Công văn số 161/ĐGS-TCNC ngày 16/5/2022. Thời gian hoàn thành trước ngày 16/6/2022.

Cụ thể, Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị UBND TP. Đà Nẵng cung cấp chi tiết, cụ thể các số liệu về đất sử dụng không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.

Đồng thời, thành phố phải cung cấp thông tin về đất trồng cây hằng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục. 

Đoàn giám sát cũng yêu cầu UBND TP. Đà Nẵng báo cáo chi tiết cụ thể về tình hình đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực tế.

HoREA phản đối đề xuất về sở hữu nhà chung cư có thời hạn

Picture 4
HoREA phản đối đề xuất của Bộ Xây dựng về sở hữu nhà có thời hạn

Theo HoREA, Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý dự thảo đề cương luật Nhà ở (sửa đổi) và trong dự thảo tờ trình nhận định: lần đầu tiên luật Nhà ở 2014 có quy định về sở hữu nhà ở có thời hạn, tạo cơ sở nhằm đa dạng hóa và tăng thêm kênh cung cấp sản phẩm đa dạng về nhà ở theo hình thức sở hữu có thời hạn, giúp người dân có thể tiếp cận sở hữu nhà ở với chất lượng và giá thành phù hợp với khả năng chi trả.

Tuy nhiên, số lượng nhà ở bán theo hình thức sở hữu có thời hạn là không nhiều và Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung quy định cụ thể về thời hạn sở hữu nhà chung cư tại Điều 9 dự thảo đề cương luật Nhà ở (sửa đổi).

Theo HoREA, đơn vị này đã nghiên cứu và nhận thấy đề xuất bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư không phù hợp đối với trường hợp nhà chung cư được xây dựng trên đất ở ổn định lâu dài và các chủ sở hữu nhà chung cư có quyền sử dụng đất ở ổn định lâu dài đối với diện tích đất xây dựng khu chung cư theo quy định của pháp luật về đất đai và đã có một số bất cập.

Pháp luật về nhà ở, về đất đai công nhận quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ổn định lâu dài, trong đó có chủ sở hữu nhà chung cư.

Luật Nhà ở 2014 của nước ta đã quy định các bên có thể thỏa thuận về việc bên bán thực hiện bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở đó trong một thời hạn nhất định cho bên mua và Nhà nước hoàn toàn có quyền thực hiện chính sách này khi bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho người mua trong một thời hạn nhất định.

Nhưng trên thực tế hơn 30 năm qua, Nhà nước ta đã thực hiện chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê (bán hóa giá nhà) với phần lớn là căn hộ nhà chung cư, thì Nhà nước đã cho phép người mua nhà có quyền sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở ổn định lâu dài.

Do đó, đề nghị không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư như Điều 9 dự thảo đề cương luật Nhà ở (sửa đổi) và đề nghị giữ nguyên các quy định về quyền sở hữu nhà ở, sở hữu nhà ở có thời hạn đã được quy định tại Điều 4; Khoản 1 Điều 5; Khoản 2 Điều 9; Điều 99; Khoản 1 Điều 123 luật Nhà ở 2014.

Quảng Ngãi chốt thời hạn đấu giá loạt lô đất, khu đất lớn

UBND tỉnh Quảng Ngãi mới đây ban hành kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đánh giá tiến độ thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án thu tiền sử dụng đất năm 2022.

https://cdn.vietnammoi.vn/1881912202022777/images/a1-20220526094251587.jpeg?width=700
Năm 2022, tỉnh Quảng Ngãi dự kiến thu trên 3.000 tỷ đồng từ việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. (Ảnh minh họa: Báo Quảng Ngãi).

Theo đó, đối với quỹ đất 25 lô đất còn lại tại khu tái định cư Liên Hiệp I (phần mở rộng) phục vụ GPMB công trình tuyến nhánh nối từ nút giao thông đường Mỹ Khê - Trà Khúc với Quốc lộ 24B thuộc dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, ông Minh yêu cầu xem xét, phê duyệt giá khởi điểm trước ngày 15/6.

Đối với Lô đất có ký hiệu DN 06 thuộc dự án hệ thống Hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư trục đường Bàu Giang - Cầu Mới (1.722 m2) sẽ được tổ chức đấu giá trước ngày 15/6 và thu tiền sử dụng đất trước ngày 30/7.

Còn đối với dự án Công viên cây xanh kết hợp một số dịch vụ văn hóa, thể thao đa năng tại phường Trần Phú, ông Minh yêu cầu tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất chậm nhất ngày 20/7 và thu tiền sử dụng đất trước ngày 30/8.

Đối với dự án Kè và khu dân cư Nam Sông Vệ, huyện Mộ Đức, ông Minh thống nhất chuyển kế hoạch thu tiền sử dụng đất của dự án sang năm 2023. Việc triển khai các bước tiếp theo của dự án được thực hiện sau khi có kết luận thanh tra dự án.

Đối với dự án Chỉnh trang đô thị khu Bắc núi Thiên Bút, TP Quảng Ngãi, ông Minh yêu cầu thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án trước ngày 30/5/2022 để đảm bảo đấu giá quyền sử dụng đất trước ngày 20/10 và thu tiền sử dụng đất trước ngày 30/11.

Còn dự án Chỉnh trang đô thị Khu Nam sông Trà Khúc (1,82 ha) phải hoàn thành công tác bồi thường, GPMB và bàn giao mặt bằng sạch cho Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/5, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trước ngày 20/10.

ối với các dự án Khu du lịch Khánh Long - Mỹ Khê; Khu du lịch sinh thái biển Hàng Dương; Khu du lịch biển Mỹ Khê; Khu nghỉ dưỡng sinh thái Ánh Vân, đảm bảo tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất của cả 4 dự án trên trước ngày 30/10.

Đối với dự án Khu dân cư phía Bắc đường Huỳnh Thúc Kháng, TP Quảng Ngãi, ông Minh thống nhất chủ trương điều chỉnh Quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án. Lập phương án khai thác quỹ đất theo phương thức chia quỹ đất 10,42 ha thành 3 phương án khai thác. Đấu giá quỹ đất sạch của các ô đất đã được điều chỉnh quy hoạch thuộc giai đoạn 1 (8,22 ha) để nhà đầu tư tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện dự án nhà ở thương mại 100% diện tích đất.

Đối với quỹ đất dự án Khu dân cư trục đường Mỹ Trà – Mỹ Khê (giai đoạn 1), ông Minh yêu cầu lập phương án đấu giá quỹ đất sạch phân đoạn 1 là 10,28 ha để nhà đầu tư thực hiện hoàn thiện cơ sở hạ tầng và xây dựng nhà ở thương mại 100% diện tích đất (không phân lô bán nền); trong đó lưu ý tách hai lô đất thương mại dịch vụ để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất riêng.

Năm 2022, tỉnh Quảng Ngãi dự kiến thu trên 3.000 tỷ đồng từ việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Từ đầu năm đến nay, địa phương đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất được 4 dự án.

Đề án quy hoạch phát triển khu kinh tế cửa khẩu đến năm 2020

Dự án quy hoạch và đầu tư kinh doanh <br/> hạ tầng Khu Trung tâm

Quy hoạch xác định mục tiêu xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu trên các khu vực biên giới trở thành các vùng kinh tế động lực của từng tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia. Đến năm 2020 cả nước có 30 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó hình thành thêm 7 khu kinh tế cửa khẩu mới trên các khu vực biên giới.

Xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, mô hình tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách cho 9 khu kinh tế cửa khẩu: Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp để đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ qua biên giới Việt Nam với các nước láng giềng đạt 42 - 43 tỷ USD. Quy hoạch đưa ra mục tiêu cụ thể cho các giai đoạn quy hoạch như sau:

Giai đoạn 2008 - 2015: Hình thành thêm 4 khu kinh tế cửa khẩu là Long An ở tỉnh Long An, AĐớt ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Nậm Cắn - Thanh Thuỷ ở tỉnh Nghệ An, Na Mèo ở Thanh Hoá, nâng số khu kinh tế cửa khẩu cả nước lên 27 khu, trong đó có khoảng 6 - 7 khu đi vào hoạt động đồng bộ, hiệu quả;

Giai đoạn 2016 - 2020: Nghiên cứu, xây dựng đề án và thành lập thêm 3 khu kinh tế cửa khẩu theo các bước đi và điều kiện phát triển cụ thể, đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế cửa khẩu như khu kinh tế cửa khẩu La Lay ở Quảng Trị, Đắk Per ở Đắk Nông, Đắk Ruê ở Đắk Lắk; Phấn đấu kim ngạch xuất, nhập khẩu đến năm 2020 đạt 42 - 43 tỷ USD

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: