Sự kiện hot
10 tháng trước

Quyền lợi mới của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp 4.0, thương mại điện tử và giao dịch trực tuyến đã trở nên phổ cập đối với người dân trong giai đoạn kinh tế hiện tại. Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023 đã được Quốc hội thông qua đã bổ sung nhiều quy định mới về quyền lợi của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến. Luật mới có nhiều điểm mới được ban hành.

Nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử
Quyền lợi mới của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến.

Theo đó, Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023 đã đưa những điểm mới, quy định mới về quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời đưa ra những đánh giá tác động của những quy định trên đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong giao dịch trực tuyến nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng là việc cần phải làm.

Người tiêu dùng có quyền được thông tin đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ

Người tiêu dùng có quyền được cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về sản phẩm. dịch vụ trước khi giao dịch. Các thông tin bao gồm: (i) Thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh: tên, địa chỉ trụ sở chính, các thông tin liên lạc như số điện thoại, email, thông tin website..; (ii) Thông tin về sản phẩm, dịch vụ: tên sản phẩm, dịch vụ, chất lượng, số lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả, nguồn gốc xuất xứ, tình trạng sản phẩm …để người tiêu dùng có thể nắm rõ sản phẩm họ đang tìm hiểu và tiêu dùng; (iii) Điều kiện về bảo hành, quy định về đổi trả hàng hóa: nhà sản xuất cần cung cấp đầy đủ các thông tin về chính sách bảo hành, các điều kiện áp dụng cho việc đổi trả hàng hóa, chi tiết từ các thông tin bao gồm thời hạn, thủ tục hay chi phí phát sinh nếu có; (iv) Nêu rõ những rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm: đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn, các tác dụng phụ có thể xảy ra, và hướng dẫn sử dụng an toàn đối với sản phẩm.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có quyền yêu cầu cung cấp thêm các thông tin khác nếu cần thiết, đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm phải cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ và rõ ràng, minh bạch cho người tiêu dùng, không được có những hành vi cố ý gây hiểu lầm, hoặc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến ngẫu hứng và mua  hàng trực tuyến liên tục ở Việt Nam - Tạp chí Tài chính
Ảnh minh họa.

Người tiêu dùng có quyền yêu cầu đổi trả hàng hóa

Trong một số trường hợp, người tiêu dùng có quyền yêu cầu đổi trả hàng hóa, như hàng hóa không đúng, không phù hợp với thông tin mô tả, không đúng về mẫu mã chất lượng. Một số trường hợp hàng hóa bị thiếu thông tin thành phần, công dụng hay các cảnh báo an toàn, người tiêu dùng cũng có quyền yêu cầu đổi trả.

Đối với hàng hóa bị lỗi, hỏng hóc do nhà sản xuất, dù là các lỗi sản xuất, kỹ thuật hay hàng hóa bị hư hỏng, rách nát, bóp méo do vận chuyển cũng có thể được yêu cầu đổi trả. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng cần lưu ý về thời hạn đổi trả hàng hóa, lưu giữ lại hóa đơn, các chứng từ liên quan đén giao dịch để đảm bảo quyền đổi trả của mình được bảo vệ tốt nhất.

Người tiêu dùng có quyền được bảo vệ thông tin cá nhân

Bảo vệ thông tin cá nhân là quyền của mọi công dân, các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng, không được tiết lộ cho bên thứ ba bất kỳ nào mà không có sự đồng ý của người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng có quyền yêu cầu đơn vị kinh doanh xóa thông tin cá nhân của mình đi khi không còn nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có quyền lợi khác trong giao dịch trực tuyến như quyền được lựa chọn các phương thức thanh toán, quyền khiếu nại, tố cáo nếu bị xâm phạm hoặc bị ảnh hưởng quyền lợi, quyền được bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Chính phủ đã chủ trương ban hành những quy định trên nhằm bổ sung thêm những quyền lợi bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến, đây là một trong những quy định pháp luật quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng cần có đủ kiến thức và hiểu biết để bảo vệ quyền lợi của mình, nên lựa chọn mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ từ các website uy tín, tìm hiểu kỹ các thông tin sản phẩm, dịch vụ trước khi mua hoặc sử dụng, lựa chọn các phương thức thanh toán an toàn, và có ý thức bảo vệ các thông tin cá nhân tốt nhất trên các nền tảng công nghệ điện tử như hiện nay.

Thạc sĩ, Luật sư Lê Thị Dung

Theo KTDU

Từ khóa: