Theo cập nhật gần nhất của NHNN, đến cuối tháng 3/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống TCTD đến tháng 3/2020 ở mức 4,46%.
Thống kê mới đây của Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến 31/7, tổng tài sản có của toàn hệ thống đạt hơn 12,8 triệu tỉ đồng, giảm nhẹ 0,01% so với cuối tháng 6, tương đương giảm 10.000 tỉ đồng.
Theo NHNN Chi nhánh Hà Nội, dự kiến đến 31/12/2020, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tăng 12,91% so với cuối năm trước, tổng dư nợ tăng 9,58%, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD trên địa bàn ở mức 1,91%.
Thống đốc khẳng định năm 2021, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý triển khai các biện pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho hoạt động fintech nhằm tận dụng tốt cơ hội phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý II/2021 cho thấy tỷ lệ các TCTD dự báo mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm trong quý II/2021 và cả năm 2021 đạt cao hơn so với tỷ lệ TCTD dự báo mặt bằng lãi suất tăng.
Tính đến cuối năm 2020, 10 ngân hàng có tổng số dư tiền gửi và cho vay các TCTD khác nhiều nhất gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, HDBank, Eximbank, ACB, SHB, Techcombank và ABBank.
Tại tọa đàm 'Tài chính tiêu dùng – Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển' diễn ra vào sáng 25/3 ở Hà Nội, các chuyên gia đã có nhiều nhận định, đánh giá về vấn đề pháp lý trong ngành tài chính tiêu dùng.
Với tỷ lệ cho vay nông nghiệp và nông thôn chiếm 70% tổng dư nợ cho vay, Agribank được NHNN hỗ trợ hưởng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn quy định với các TCTD.
41,6% tổ chức tín dụng kỳ vọng kết quả kinh doanh quý IV không đổi và 17,8% TCTD lo ngại kết quả suy giảm. Tỷ lệ TCTD nhận định rủi ro tổng thể của khách hàng hiện tại ở "mức cao và khá cao" tiếp tục tăng từ 32,1% lên 46,5%.
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa có báo cáo nhận định về triển vọng của ngân hàng Vietcombank năm 2020, trong đó nhấn mạnh về khả năng chống "sốc" của nhà băng này trước các biến động kinh tế, trước mắt là dịch bệnh Covid-19.
Theo số liệu của NHNN, tính đến ngày 31/3, dư nợ tín dụng của nền kinh tế tăng 1,3% so với cuối năm 2019. Đến nay, các ngân hàng đã bước đầu cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho trên 52.000 khách hàng, tương đương với dư nợ 17.927 tỉ đồng.
Tại chỉ đạo mới nhất, Thống đốc yêu cầu TCTD căn cứ khả năng tài chính, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất sau mưa lũ. Đồng thời, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và thực hiện xử lí nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay theo qui định.
Thực hiện theo chỉ thị 02 của Thống đốc NHNN, một số ngân hàng đã lên kế hoạch cắt giảm lương, thưởng của cán bộ, nhân viên để tập trung nguồn lực ứng phó với đại dịch COVID-19.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh tế, NHNN đề nghị các TCTD tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bằng cách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, phí,...
Tính đến 31/7, tăng trưởng tín dụng của các TCTD trên địa bàn TP HCM đạt 6,2% so với cuối năm ngoái; tăng trưởng huy động vốn đạt 4%.
Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cho rằng yêu cầu này là cần thiết để ngăn ngừa phát sinh hiện tượng các TCTD cho vay khách hàng chéo để che giấu nợ xấu.
Mặc dù được gia hạn thêm 3 năm nhưng nếu không có giải pháp tháo gỡ thì việc thực hiện Nghị quyết 42 vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến nợ xấu của các TCTD tiếp tục tăng mạnh.