Sự kiện hot
3 năm trước

Thị trường chứng khoán tháng 8: Phục hồi

Báo cáo chiến lược đầu tư tháng 9/2021 của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, chỉ số VN-Index biến động mạnh trong tháng Tám. Trong hai tuần đầu tiên, VN-Index tăng điểm tốt và vượt qua mốc 1.370 điểm vào ngày 19/8 khi các ca nhiễm mới hàng ngày tại TP.HCM cho thấy xu hướng giảm dần. Sau đó, thị trường bắt đầu lao dốc khi chính quyền TP.HCM thắt chặt giãn cách xã hội bắt đầu từ ngày 23/8, yêu cầu người dân "ai ở đâu ở yên đó" trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Kết thúc tháng, VN-Index ghi nhận mức tăng +1,64% lên 1.331,47 điểm.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Trong Báo cáo chiến lược mới được cập nhật, VDSC cũng cho biết, so với các thị trường khác, VN-Index tăng kém hơn các chỉ số như SET (7,68%), Nikkei (2,95%), S&P 500 (2,90%). Chỉ số HNX-Index tăng mạnh với mức tăng 8,88% so với tháng trước.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Thanh khoản bình quân mỗi phiên trên sàn HOSE thông qua giao dịch khớp lệnh đạt 21,7 nghìn tỷ đồng (hay 943 triệu USD, +15,9% so với tháng trước). Thanh khoản nhóm VN30 giảm 4% so với tháng trước, chiếm 49% tổng thanh khoản của VN-Index (giảm so với tháng trước). VNSmall ghi nhận mức tăng trưởng thanh khoản cao (+102% so với tháng trước), VNMid cũng tăng trưởng thanh khoản ấn tượng (+71% so với tháng trước). Cổ phiếu VN Small và VN Mid tăng mạnh bất kể sự biến động của toàn thị trường.

VDSC ghi nhận ba câu chuyện chính trong tháng này tạo tiền đề cho sự bùng nổ của nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ:

Thứ nhất: Giá cước vận tải nội địa liên tục tăng thúc đẩy các cổ phiếu vận tải/cảng bao gồm VOS (+91% so với tháng trước), DXP (+42%), HAH (+36%), v.v

Thứ hai: Kỳ vọng mạnh mẽ vào đầu tư công để kích thích kinh tế sau Covid-19 đã mở đường cho đà tăng của cổ phiếu Xây dựng hạ tầng & Vật liệu. Các mã tăng điểm đáng chú ý gồm TGG (+159% so với tháng trước), BCC (+69%), GKM (+59%).

Thứ ba: Thông tin tích cực về việc nhập khẩu vắc xin Covid-19 đã hỗ trợ cho làn sóng cổ phiếu dược phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính liên quan đến phân phối/nhập khẩu/bảo quản vắc xin như VMD (+208% so với tháng trước), DBT (+51%).

Cũng theo VDSC, số mã tăng nhiều hơn số mã giảm trong tháng này do VNMid và VN Small là động lực chính trong khi VN30 có diễn biến kém tích cực hơn. Số mã tăng trong tháng 8 tăng +179% so với tháng 7. Nhìn chung, 76% cổ phiếu rơi vào phạm vi sinh lời từ 0% đến 20%.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Y tế và Công nghiệp là hai nhóm ngành có mức sinh lời tốt nhất với mức tăng trưởng lần lượt là 18,4% và 12,0% so với tháng trước. Nhóm Y tế được dẫn dắt bởi VMD (+208% so với tháng trước), SPM (+114%), DBT (+51%) trong khi VOS (+90%), STG (+49%) và HAH (+36%) hỗ trợ nhóm cổ phiếu Công nghiệp. Nhóm Vật liệu cũng tăng +8,2% so với tháng trước nhờ sự hỗ trợ của TGG (+159%), TCD (+49%).

Ngược lại, nhóm ngành Tài chính và Công nghệ thông tin hạn chế đà tăng của VN Index với kết quả khiêm tốn lần lượt là -3% và 0% so với tháng trước. Đối với nhóm Tài chính, các cổ phiếu ngân hàng như ACB (-11% so với tháng trước), CTG (-8%) cản trở VN Index. Đối với nhóm CNTT, FPT (-1% so với tháng trước) và ST8 (1%) đã gây áp lực lên chỉ số. Mức sinh lời các ngành khác dao động trong khoảng từ 0,7% đến 7,7%.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Báo cáo Chiến lược tháng 9/2021 cũng được VDSC chỉ ra, khối ngoại bán ròng trở lại trong tháng 8 với giá trị bán ròng đạt 7,8 nghìn tỷ đồng (tương đương 338 triệu USD) thông qua giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE khi chỉ số VN-Index phục hồi. Nhìn chung, lực bán của khối ngoại tập trung ở các cổ phiếu họ Vin như VIC (-1550 tỷ đồng hay -67 triệu USD) và VHM (-1379 tỷ đồng hay -60 triệu USD), chiếm 37% tổng giá trị bán ròng đã đề cập. Theo quan điểm của VDSC, các yếu tố chính giải thích lực bán trở lại của nhà đầu tư nước ngoài là:

Cổ phiếu họ Vin: Tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư nước ngoài trước thông báo bán cổ phần từ các cổ đông lớn của VHM bao gồm VIC và KKR tại vùng giá cổ phiếu cao nhất mọi thời đại. Cụ thể, ngày 16/8, VIC đăng ký bán hơn 100 triệu cổ phiếu, tương đương 3% cổ phần VHM bắt đầu từ ngày 19/8 đến 17/9. Đồng thời, KKR cũng đăng ký bán 31,94 triệu cổ phiếu Vinhomes bằng phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong cùng thời gian trên. Điều này khá dễ hiểu khi VIC có ý định đầu tư thêm vào Vinfast và KKR đã đạt mức sinh lời cao so với giá mua 70.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 6/2020.

Khả năng rút vốn trong ngắn hạn của nhà đầu tư Hàn Quốc: Theo quan điểm của VDSC, việc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc nâng lãi suất và lo ngại về sự nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam là những nguyên nhân chính giải thích cho việc các nhà đầu tư Hàn Quốc bán cổ phiếu tại thị trường Việt Nam.

Cụ thể, vào ngày 26/8, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tăng lãi suất cơ bản từ mức thấp kỷ lục 0,5% lên 0,75% để cân bằng giữa tác động của dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành và những rủi ro đối với nền kinh tế như lạm phát cao. Do đó, điều này làm tăng giá đồng Won của Hàn Quốc so với USD và gián tiếp lên Việt nam đồng, dẫn đến khả năng rút vốn từ Việt Nam về Hàn Quốc trong ngắn hạn. Hơn nữa, nỗi lo về làn sóng Covid-19 thứ tư cũng đè nặng lên tâm lý các nhà đầu tư nước ngoài khi Nikkei Asia xếp Việt Nam ở vị trí cuối cùng dựa trên chỉsố Nikkei COVID-19 Recovery Index trong tháng 8 về khả năng phục hồi, kiểm soát dịch bệnh.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Cũng theo VDSC, MSN (-905 tỷ đồng hay -39 triệu USD) và VNM (-797 triệu đồng hay -34 triệu USD) cũng là các mã cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh trong tháng 8. Ngược lại, STB (1033 tỷ đồng hay 45 triệu USD), MBB (645 tỷ đồng hay 28 triệu USD), DGC (267 tỷ đồng hay 12 triệu USD), PLX (225 tỷ đồng hay 10 triệu USD) được khối ngoại tập trung mua ròng.

Dòng tiền của các quỹ ETF ngoại có sự trái chiều khi FTSE và VNM ETF ghi nhận giá trị hút ròng lần lượt là 1,8 triệu USD và 6,9 triệu USD, trong khi Fubon ETF bị rút ròng 81 triệu USD. Kết quả ngược pha cũng xảy ra với dòng tiền của các quỹ ETF trong nước. E1VFVN30 ghi nhận giá trị hút ròng là 3,9 triệu USD trong khi FUEVFVND bị rút ròng 33 triệu USD.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Các nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 5.314 tỷ đồng (hay -231 triệu USD). Khối tự doanh cũng bán ròng 120 tỷ đồng (hay -5 triệu USD). Các cổ phiếu nổi bật được giao dịch bởi các nhà đầu tư tổ chức trong nước và khối tự doanh được liệt kê bên dưới.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Thanh Thanh

Theo KTDU

Từ khóa: