Sự kiện hot
7 năm trước

Bị 'thổi giá', đất nền ven đô TP HCM cao nhất 1 thập kỉ qua

Giá đất nền ở một số khu vực TP HCM đang “nhảy múa” và ở mức cao nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Đất nền tăng giá chóng mặt

Giá đất nền khu vực phía Đông, phía Tây và phía Nam TP HCM đang tiếp tục tăng mạnh. Theo các chuyên gia bất động sản, bên cạnh việc hạ tầng khu vực này đang được đầu tư, hoàn thiện đồng bộ thì một nguyên nhân khiến giá đất tại đây tăng 20-40% là do bị "cò đất" thổi giá.

Về cơ sở hạ tầng, bên cạnh các công trình lớn là cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, tuyến Metro số 1, đường Vành đai thì nhiều công trình tiện ích kết nối khu vực như đường song hành từ đường Mai Chí Thọ qua khu dân cư Nam Rạch Chiếc đến đường Vành đai 2 và cầu vượt qua đường Mai Chí Thọ, dự án xây cầu qua đảo Kim Cương... cũng đang được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. Điều này khiến cho giá đất tại khu vực phía Đông TP HCM (quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức) tăng tới 20-40%, lên mức 20-40 triệu đồng, tùy vào vị trí trong vòng 5 tháng đầu năm nay.


Giá đất nền một số khu vực ở TP HCM đang tăng mạnh. (Ảnh: Đại Việt)

Khảo sát cho thấy, giá đất tại các khu vực phía Tây như: quận Tân Phú, quận Bình Tân, quận 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi cũng đang có mức tăng 1,5-2 lần so với đầu năm 2016. Mức giá hiện dao động 25-40 triệu đồng mỗi m2 dù khu Tây TP HCM không có nhiều công trình hay dự án nào quá “khủng” như những khu vực khác tuy nhiên thông tin về việc TP sẽ xem xét kế hoạch nâng bậc một số huyện vùng ven lên quận đã kéo giá đất khu vực này lên cao.

Tại khu phía Nam TP, giá đất tại quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè cũng đang rất "nóng". Mức giá đất nền tại đây vào khoảng 30 - 50 triệu đồng/m2, tăng 1,3-2 lần so với đầu năm trước. Hạ tầng được đầu tư mạnh cũng chính là nguyên nhân đưa giá đất tại khu phía Nam lên cao. Cụ thể, siêu dự án đô thị cảng Hiệp Phước, dự án xây dựng cầu Bình Tiên, dự án xây dựng cầu Nguyễn Khoái hay dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4. Các dự án đều được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng nhằm giải quyết tình trạng ách tắc giao thông tại khu vực có mật độ dân số tăng mạnh này.

Cần hãm "sốt giá ảo"

Đánh giá về diễn biến thị trường đất nền tại TP, Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho hay đã có dấu hiệu cho thấy giá đất tại các khu vực trên tăng ảo. Nguyên nhân là bởi, dù sự phát triển của hạ tầng đô thị khu Nam, Tây và Đông TP HCM được ghi nhận là tích cực, mạnh mẽ song đang có bàn tay của giới đầu nậu và "cò đất" lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất nền lên cao.

Đánh giá về diễn biến thị trường đất nền tại TP, Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho hay đã có dấu hiệu cho thấy giá đất tại các khu vực trên tăng ảo. Nguyên nhân là bởi, dù sự phát triển của hạ tầng đô thị khu Nam, Tây và Đông TP HCM được ghi nhận là tích cực, mạnh mẽ song đang có bàn tay của giới đầu nậu và "cò đất" lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất nền lên cao.


Giá đất nền tại quận 12 được ghi nhận là tăng gấp 2 lần kể từ đầu năm 2016 do hạ tầng phát triển nhanh chóng và thuận tiện. (Ảnh: Đại Việt)

Thông tin truyền miệng về khả năng huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn sẽ được nâng cấp thành quận đã giúp cho giới đầu nậu thu lợi bất chính từ việc thổi giá, bán đất sang tay.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, cho biết hoạt động của giới đầu nậu và "cò đất" bất chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến "sốt giá ảo" đất nền hiện nay cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Cũng theo ông Châu, hiệp hội bất động sản TPHCM cũng đã đưa ra 3 giải pháp để “hạ nhiệt” cho cơn sốt đất hiện nay.


Theo các cơ quan chức năng thì cần phải "hạ nhiệt" cho cơn "sốt đất" hiện tại. (Ảnh: Đại Việt)

Cụ thể, Hiệp hội đề nghị lãnh đạo thành phố công bố rõ hiện nay chưa có chủ trương chuyển đổi huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn thành quận. Hiệp hội đề nghị lãnh đạo thành phố chỉ đạo các nhà đầu tư khẩn trương trình các dự án đầu tư như: Đại lộ ven sông Sài Gòn, Thành phố mới Củ Chi và Thành phố ven biển (Marina City) Cần Giờ...để được xét duyệt theo quy định và sớm công bố kết quả xét duyệt để người dân hiểu rõ thông tin, tránh bị giới đầu nậu và "cò đất" lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất nền ở các khu vực này.

Bên cạnh đó, Hiệp hội đề nghị UBND TP sớm ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 15/10/2014 quy định về diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa, tạo điều kiện cho các hộ gia đình đông người có nhu cầu tách thửa ra riêng và cần có cơ chế quản lý chặt chẽ để tránh trường hợp bị giới đầu nậu và "cò đất" lợi dụng thực hiện tách thửa để phân lô bán nền tràn lan. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới cơn "sốt giá ảo" đất nền như trong thời gian qua, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đô thị và tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản.


Đề xuất làm các dự án "siêu đô thị" cũng là nguyên nhân đẩy giá đất lên cao. (Ảnh: Thăng Long)

Ngoài ra, Hiệp hội cũng đã kiến nghị UBND TP chỉ đạo nghiên cứu cơ chế, chính sách để quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản của giới đầu nậu, "cò đất". Hiện nay những người này đang hoạt động với tư cách cá nhân và không đăng ký kinh doanh, có trường hợp nấp bóng người chủ đất, hoặc nấp bóng doanh nghiệp để kinh doanh bất động sản với nhiều thủ đoạn tinh vi để trốn thuế, né thuế. Trong khi đó theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì hoạt động mua bán đất nền cũng là hoạt động kinh doanh bất động sản phải có đăng ký kinh doanh, phải có vốn pháp định.

Đại Việt
Theo Đời sống & Pháp lý

Từ khóa: