Sự kiện hot
6 năm trước

Châu Á đóng góp 3 'đại diện' trong danh sách đen thiên đường thuế của EU

Hôm 5/12, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố danh sách đen gồm 17 thiên đường thuế, và một danh sách “xám” gồm 44 quốc gia và vùng lãnh thổ cần phải đưa ra các biện pháp để giải quyết tình trạng trốn thuế, nhưng dừng việc đưa ra các lệnh trừng phạt.

Danh sách đen được các bộ trưởng tài chính thống nhất gồm quần đảo Samoa thuộc Mỹ, Bahrain, Barbados, Grenada, Guam, Hàn Quốc, Macau, quần đảo Marshall, Mông Cổ, Namiba, Palau, Panama, Santa Lucia, Samoa Trinidad và Tobago, Tunisia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất.

Còn về danh sách thứ 2 gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia và Montenegro, cũng như Thụy Sĩ, Bosnia và Herzegovina, Macedonia, Morocco, Thái Lan, Việt Nam và Hồng Kông.

EU cũng liệt kê các quần đảo đang được coi là những thiên đường thuế quan trọng, nhưng cam kết sẽ thay đổi quy định của mình. Các đảo này gồm Bermuda, đảo Cayman, Jersey, Guernsey và đảo Man.

Bên cạnh đó, 8 quốc gia và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của bão gần đây, gồm Antigua và Barbuda, Anguilla, Bahamas, quần đảo Virgin thuộc Anh, Dominica, Saint Kitts và Nevis, quần đảo Turks và Caicos, quấn đảo Virgin thuộc Mỹ, được gia hạn đến tháng 2/2018 để thực hiện cam kết.

Theo Bộ trưởng tài chính Estonian, ông Toomas Toniste, người đứng đầu buổi họp cho biết 2 danh sách sẽ giúp làm tăng tính minh bạch của môi trường thuế toàn cầu.

“Danh sách xám”

Sau nhiều tháng đàm phán bí mật của 1 nhóm các chuyên gia, danh sách này đã được thay đổi đến phút cuối cùng sau khi các quốc gia được nêu tên thống nhất và cam kết sẽ tiến hành cải cách. Các chuyên gia EU đã nghiên cứu 92 quốc gia, trước khi danh sách các thực thể giảm xuống còn 50.

Họ buộc phải tăng tốc trong những tuần gần đây, sau khi sự hé lộ của Hồ sơ Paradise làm gia tăng áp lực.

“Chúng tôi đã hoàn thành công việc đãng lẽ phải mất 8 – 9 tháng trong vòng 2 tháng. Chúng tôi rất lạc quan khi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã nghiêm túc xem xét tình hình và sẵn sàng hợp tác để không bị liệt kê vào danh sách”, ông Toniste cho biết.

Theo Euboserver, cuộc khảo sát thực sự là những cái tên nằm trong danh sách xám sẽ biểu hiện như thế nào trong tương lai.

“Tôi muốn gọi đó là danh sách ‘da cam’ hơn. Nó sẽ rõ ràng hơn khi họ nhận thẻ vàng hay đỏ vì hành vi tiếp theo của mình”, một nguồn tin từ EU cho hay.

Các thành phần nằm trong danh sách xám cam kết sẽ thực hiện những biện pháp EU yêu cầu, như minh bạch hơn, trao đổi thông tin hoặc chính sách thuế công bằng hơn và có 1 – 2 năm cho các nước đang phát triển thực hiện chúng.

Những quốc gia và vùng lãnh thổ không đáp ứng yêu cầu có thể sẽ rơi vào danh sách đen, tuy nhiên các bộ trưởng EU đã không thảo luận liệu có đưa ra lệnh trừng phạt đối với những thành phần này hay không.

Berduma và 7 quốc gia - vùng lãnh thổ khác được gia hạn thêm 3 tháng để thực hiện cam kết chống trốn thuế vì những cơn bão gần đây. Ảnh: Mike Oropeza

Chuẩn mực mới

Đối với EU, việc công bố sách vào cuộc họp hôm thứ Ba (5/12), chỉ một tháng sau khi Hồ sơ Paradise được phát hành, là một ưu tiên, khi một số quốc gia thành viên như Malta, Luxembourg hoặc Anh không muốn xem xét các biện pháp trừng phạt.

"Nếu quốc gia nào muốn thêm lệnh trừng phạt, họ có thể thảo luận về nó, nhưng không nên đánh giá thấp hiệu quả của một danh sách đen”, ông Pierre Gramegna từ Luxembourg phát biểu.

Ông Toniste cho biết sẽ đảm bảo rằng đây sẽ không phải là "chỉ là một tiến trình một lần."

“Chúng tôi sẽ thường xuyên xem xét và cập nhật danh sách trong những năm tới. Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo rằng quản lý thuế tốt trở thành một chuẩn mực mới ", ông nói.

"Chúng tôi hy vọng công việc này sẽ tiếp tục", Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Valdis Dombrovskis cho biết sau buổi họp, trong khi nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt sẽ làm cho danh sách trở nên đáng tin cậy.

Đồng nghiệp của ông Dombrovskis, Pierre Moscovici cũng cho biết ủy ban sẽ đưa ra một đề xuất về cách tiếp cận ở cấp độ EU trong vài tuần tới, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên chịu trách nhiệm và điều phối các biện pháp trừng phạt.

Bộ trưởng Pháp Bruno Le Maire lưu ý rằng việc thiết kế các lệnh trừng phạt sẽ là một câu hỏi về sự tin tưởng đối với hành động chống thiên đường thuế của EU.

Tuy nhiên, ông nói rằng quyết định hôm thứ Ba cho thấy can đảm chính trị của khối liên minh, khi EU không ngần ngại đưa ra những quốc gia thân cận với EU.

"Không có thiên đường thuế ở EU"

"Có vẻ như áp lực của EU đã buộc một số thiên đường thuế trung lập nổi tiếng nhất như Thụy Sỹ và Bermuda phải cam kết cải cách. Tuy nhiên, việc đưa các quốc gia và vùng lãnh thổ vào danh sách xám không chỉ là một cách giúp họ tránh rơi vào danh sách đen" bà Aurore Chardonnet, từ tổ chức Oxfam NGO nói, yêu cầu EU phải đảm bảo rằng các chính phủ trong danh sách xám tiếp tục cam kết.

Một thành viên khác thuộc NGO, bà Tove Maria Ryding, từ Eurodad, cho biết danh sách này giống như một nỗ lực nhằm thay đổi sự thật là chính phủ các nước EU đã thất bại trong việc dọn sạch ngôi nhà của chính mình. "Chính EU cũng đang là trung tâm của rắc rối thiên đường thuế, và nhiều nước châu Âu có cấu trúc thuế mà công ty đa quốc gia có thể sử dụng để tránh thuế, đó là điều rất đáng quan tâm", bà nói.

Tuy nhiên, ông Moscovici khẳng định "không có thiên đường thuế ở EU", nhấn mạnh rằng các nước thành viên EU tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù vậy, ông cũng thừa nhận rằng một số điều luật nên bị cấm tại một số quốc gia thành viên.

Lyly Cao
Theo KTTD, Vietnambiz

Từ khóa: