Sự kiện hot
13 năm trước

Chớ định kiến với trường dân lập

Học giỏi thì cứ phải vào Bách Khoa, Y, Dược, Ngoại thương, Kinh tế. Nhầm to rồi teen ơi.

Học giỏi thì cứ phải vào Bách Khoa, Y, Dược, Ngoại thương, Kinh tế. Nhầm to rồi teen ơi.

Từ trước đến nay, những trường đại học dân lập hay bị nhìn với ánh mắt thiếu thiện cảm. Các teen chỉ cần vài phút là có thể bày ra đầy tật xấu của trường dân lập cũng như sinh viên các trường này. Nhưng những điều đó liệu có đúng?

Đắt đỏ

Thực tế mức học phí chỉ nằm ở mức 6-8 triệu đồng/năm như các trường đại học Chu Văn An, Đông Á, Đông Đô, Kinh doanh và công nghệ. Như vậy cũng không quá chênh lệch với mức học phí khoảng 3 triệu/năm của các trường công lập. Chỉ cá biệt, một số trường có mức học phí “khủng” như đại học Thăng Long (16 triệu đồng/năm), đại học FPT (40 triệu đồng/năm).

Nhóm bạn Khoa công tác xã hội, trường đại học Thăng Long ngồi trong căng tin trường và bàn về vấn đề học phí

Tuy nhiên, mỗi sinh viên công lập được nhà nước hỗ trợ khoảng từ 7-8 triệu đồng/năm. Trong khi, các trường dân lập thì khoản hỗ trợ này không có. Vì thế, nếu một trường thu học phí 10 triệu đồng/năm thì cũng chỉ ngang với trường công thu 3 triệu.

Giáo sư Phạm Thụ, ĐH Bách Khoa TPHCM thì cho rằng: “Ở giáo dục đại học, số sinh viên thuộc tầng lớp trên (khá giả) chiếm phần lớn”. Vì thế, với những hộ gia đình khá giả ở các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM thì việc học phí trên 10 triệu một năm không phải là vấn đề quá đáng ngại.

Chỉ dành cho con nhà giàu

Bích Thảo, sinh viên khoa Công tác xã hội - Đại học Thăng Long chia sẻ: "Trước đây, mình cũng nghĩ là trường này chỉ dành cho con nhà giàu. Nhưng khi vào trường mới biết họ cũng như mình cả".

Hơn nữa, trường có học phí cao thì học bổng lại càng lớn. Vì thế dẫu gia cảnh nhà bạn nghèo mà bạn học giỏi thì mức đóng học phí cũng không nhiều.

Hải Anh, bạn cùng lớp với Bích Thảo cũng cho rằng: Không nhất thiết phải là con nhà giàu mới học được ở trường dân lập. Hơn nữa, học phí cao hay thấp không quan trọng bằng việc chất lượng đào tạo có tương xứng với số tiền bỏ ra hay không?

Trường dân lập không chỉ dành cho con nhà giàu

Đầu vào thấp, đầu ra làm sao cao ?

Điểm chuẩn của các trường dân lập thường chỉ “làng nhàng” ở mức 12-14 điểm. Vì thế hình thành tâm lý: Học dốt mới vào dân lập, và với đầu vào thấp thì lấy đâu ra cử nhân chất lượng cao ?

Nhưng theo thầy Nguyễn Xuân Phong, phó hiệu trưởng trường đại học FPT: “Chất lượng đầu vào cũng quan trọng nhưng nó không phải tất cả vì các em học sinh ngoài việc học trong trường, điều quan trọng nhất các em học ngoài nhà trường”.

Theo thầy Phạm Duy Tĩnh, trưởng phòng Thông tin - tư liệu - thư viện ĐH Thăng Long, trường đã áp dụng học chế tín chỉ toàn diện, “từ đầu đến chân”. Trường tạo điều kiện tối đa cho sinh viên có không gian tự học, thảo luận nhóm, thuyết trình theo đúng tinh thần tín chỉ. Vì vậy, tuy đầu vào thấp nhưng sinh viên có thể tăng tốc rất nhanh trong quá trình học để cân bằng chất lượng đầu ra với các trường công lập.

Không những thế, với lợi thế tài chính, các trường dân lập hoàn toàn có thể thu hút được các giảng viên giỏi ở trường công lập về dạy cho mình.Lương giảng viên khá cao, đời sống được đảm bảo, chuyện chạy điểm khó có cơ hoạt động. Lúc đó, sinh viên muốn thi qua chỉ có cách học, học và học. Bởi thế cho nên chất lượng đầu ra trường công và trường tư, chưa biết "mèo nào cắn mỉu nào” đâu nhé.

Chuyện trường công, trường tư trước nay vẫn có nhiều phân biệt không đáng có. Cũng chỉ tại những định kiến của chúng mình mà thôi. Hãy nghĩ thoáng hơn các teen nhé. Havart cũng là trường dân lập đó thôi.

Việt Hùng

Từ khóa: