Sự kiện hot
12 năm trước

Chứng khoán châu Á đang lao dốc mạnh vì Hy Lạp

Chứng khoán châu Á lao dốc mạnh trong phiên giao dịch ngày 3/10, giữa lúc các thị trường tiếp tục lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp và tác động của nó đối với kinh tế toàn cầu, sau khi các số liệu cho thấy các nỗ lực "thắt lưng buộc bụng" của nước này đã không mang lại kết quả như mong đợi.

Chứng khoán châu Á lao dốc mạnh trong phiên giao dịch ngày 3/10, giữa lúc các thị trường tiếp tục lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp và tác động của nó đối với kinh tế toàn cầu, sau khi các số liệu cho thấy các nỗ lực "thắt lưng buộc bụng" của nước này đã không mang lại kết quả như mong đợi.

Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 3,6%, chủ yếu do thị trường Hong Kong giảm điểm mạnh, khi các nhà đầu tư lo ngại về những tác động của sự điều chỉnh trên thị trường bất động sản Trung Quốc.

Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 770,26 điểm, hay 4,38%, xuống 16.822,15 điểm, sau khi có lúc giảm 5%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 154,81 điểm, hay 1,78%, xuống 8.545,48 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 111,6 điểm, hay 2,78%, xuống 3.897 điểm. Các thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc đóng cửa nghỉ lễ.


Chứng khoán châu Á giảm mạnh

Ngày 2/10, Hy Lạp thừa nhận thâm hụt ngân sách của nước này sẽ giảm trong năm nay và năm tới sau khi Quốc hội thông qua các biện pháp mạnh mẽ nhằm tiết kiệm chi tiêu như cắt giảm hàng nghìn việc làm trong lĩnh vực công, song mức thâm hụt sẽ ở mức 8,5% GDP năm nay, cao hơn mục tiêu 7,8% mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt ra như điều kiện của gói cứu trợ.

Thực tế này làm gia tăng sự không chắc chắc về việc nước này có nhận được khoản vay tiếp theo trong gói cứu trợ hay không. Các thanh tra viên của IMF, EU và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang có mặt tại Athens để quyết định về điều này. Athens cần thanh toán số nợ 8 tỷ euro để không bị phá sản trong tháng tới.

Các bộ trưởng tài chính khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã nhóm họp ngày 3/10 để bàn cách ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp, điều có thể đẩy các thị trường chứng khoán rơi vào cảnh hoảng loạn, giáng đòn chí mạng vào đồng tiền chung châu Âu và đưa thế giới trở lại bờ vực của một cuộc khủng hoảng tài chính mới.

Các bộ trưởng có thể sẽ gây sức ép buộc Hy Lạp thực thi những cải cách cơ cấu đã cam kết, đồng thời sẽ thảo luận về những lựa chọn cho việc mở rộng quy mô Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF).

Bộ trưởng Tài chính Đức bác bỏ việc nước này sẽ đóng góp nhiều hơn vào quỹ cứu trợ của khu vực so với mức Quốc hội đã thông qua vào tuần trước. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Áo Maria Fekter cho rằng Eurozone có thể sẽ cấp khoản vay tiếp theo cho Hy Lạp.

Một yếu tố khác cũng tác động xấu lên các thị trường là lạm phát tại Eurozone bất ngờ vọt lên 3% trong tháng 9, mức cao nhất kể từ tháng 10/2008 và tăng mạnh so với con số 2,5% của tháng 8.

Điều này hạn chế khả năng ECB sẽ hạ lãi suất trong tuần này, trong khi ngân hàng này đang chịu sức ép thực hiện giải pháp này để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực, ngăn chặn nguy cơ suy thoái đang hiện hữu./.
Lê Minh
Theo TTXVN/Vietnam+

Từ khóa: