Sự kiện hot
12 năm trước

Chứng khoán châu Á tiếp tục đi lên phiên đầu tuần

Trong phiên giao dịch mở cửa ngày 2/7, chứng khoán châu Á tiếp tục đà đi lên của phiên cuối tuần, khi lòng tin của nhà đầu tư được củng cố trong thời điểm bước vào quý 3, nhờ cam kết của các nhà lãnh đạo châu Âu nhằm vực dậy hệ thống ngân hàng khu vực.

Trong phiên giao dịch mở cửa ngày 2/7, chứng khoán châu Á tiếp tục đà đi lên của phiên cuối tuần, khi lòng tin của nhà đầu tư được củng cố trong thời điểm bước vào quý 3, nhờ cam kết của các nhà lãnh đạo châu Âu nhằm vực dậy hệ thống ngân hàng khu vực.

Chứng khoán châu Á tiếp tục đi lên trong phiên đầu tuần. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet

Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,3%, sau khi tăng vọt tới 2,7% vào ngày 29/6, mức tăng trong ngày lớn nhất trong hơn sáu tháng. Kết thúc quý 2, chỉ số này giảm 7,4%, sau khi tăng trong hai quý trước.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 97,01 điểm, hay 1,08%, lên 9.103,79 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 0,4%, lên 2.234,32 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 6,02 điểm, hay 0,32%, lên 1.860,03 điểm.

Hội nghị thượng đỉnh các nước Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tuần qua đã bất ngờ đạt được thỏa thuận về một gói kích thích kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công Khu vực đồng euro (Eurozone).

Các lãnh đạo EU nhất trí bơm 120 tỷ euro (150 tỷ USD) để kích thích nền kinh tế ốm yếu của Eurozone, đồng ý sử dụng các quỹ cứu trợ khẩn cấp của khu vực để trực tiếp rót thanh khoản vào các ngân hàng yếu kém và làm dịu bớt gánh nặng nợ nần của các chính phủ.

Đồng thời, các nhà lãnh đạo cũng cam kết thành lập một cơ quan giám sát các ngân hàng khu vực dựa vào Ngân hàng Trung ương châu Âu như một bước đầu tiên hướng tới việc thành lập liên minh ngân hàng.

Tác động tích cực từ kết quả hội nghị của EU đã giúp làm giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực từ số liệu yếu kém về kinh tế Trung Quốc được công bố vào cuối tuần, song tình trạng yếu kém trong lĩnh vực chế tạo ở các khu vực khác có thể bắt đầu gây giảm sút lòng tin của nhà đầu tư.

Chỉ số quản lý sức mua của Trung Quốc giảm xuống mức 50,2 trong tháng Sáu, mức thấp nhất trong bảy tháng, cho thấy hoạt động sản xuất ở nước này đang gần với tình trạng trì trệ, khi đơn đặt hàng mới giảm và đơn đặt hàng xuất khẩu giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2011.

Hiện thị trường đang chờ đợi các số liệu về kinh tế Mỹ, trong đó có báo cáo việc làm hàng tháng./.

Theo TTXVN

Từ khóa: