Sự kiện hot
6 năm trước

Gia Lai tăng cường thanh kiểm tra chất lượng phân bón trên địa bàn

Trước vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng hoạt động sôi nổi trên thị trường, từ đầu năm 2018 đến nay, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai liên tục ra quân nhằm dẹp bỏ các nhãn hàng vi phạm.

Việt Nam được biết đến là đất nước thuần nông, với hơn 27 triệu ha đất nông nghiệp. Theo thống kê của Bộ NN-PTNN, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 11 triệu tấn phân bón các loại, trong đó phân hóa học chiếm trên 90% (khoảng 10 triệu tấn).

Gia Lai với cơ cấu nghành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, do đó nhu cầu sử dụng phân bón là rất lớn. Đây cũng chính là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư và cả thị trường phân bón giả, phân bón kém chất lượng hoạt động.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, Ban chỉ đạo 389 tỉnh đã tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, kinh doanh phân bón, và thuốc bảo vệ thực vật giả. Kiểm tra 93 vụ, xử lý 65 vụ, phạt tiền 139 triệu. Đoàn kiểm tra của Chi cục QLTT đã tiến lành lấy 12 mẫu phân bón để thử nghiệm, trong đó có 4 mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Đặc biệt trong đợt thanh kiểm tra đầu năm Phòng Cảnh sát môi trường – Công an tỉnh đã kiểm tra và phát hiện 92,55 tấn phân bón nhãn hiệu Địa Long không có chứng nhận hợp quy. Công an tỉnh đã hoàn chỉnh hồ sơ xử phạt 35 triệu đồng, buộc doanh nghiệp phải công bố hợp quy trước khi đưa sản phẩm ra thị trường

Th.s Lê Hồng Hà - Phó Giám đốc Sở Công thương, kiêm Chi cục trưởng chi cục QLTT tỉnh Gia Lai chia sẻ: “ Để đảm bảo tính công bằng, minh bạch cho các doanh nghiệp, chỉ có những cán bộ được đào tạo về chuyên môn, được đi tập huấn, có giấy chứng nhận của cơ quan cấp phép thì mới được lấy mẫu. Các mẫu được lấy phải được mã hóa và gửi đi đến đơn vị kiểm nghiệm. Bản thân các đơn vị kiểm nghiệm, cũng như đại lý, doanh nghiệp không biết mã đó của đơn vị nào, được gửi đi đâu”

1.	Th.s Lê Hồng Hà - Phó Giám đốc Sở Công thương, kiêm Chi cục trưởng chi cục QLTT tỉnh Gia Lai
Th.s Lê Hồng Hà - Phó Giám đốc Sở Công thương, kiêm Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai

Theo Th.s Lê Hồng Hà, những năm trước công tác quản lý nhãn gặp nhiều khó khăn, do các doanh nghiệp lợi dụng sơ hở trong quản lý nhãn hàng để gian lận thương mại. Nhưng bây giờ thì các đại lý cũng chọn các nhãn hiệu có thương hiệu để bán nên những trường hợp này cũng hiếm xảy ra trên địa bàn.

Chia sẻ với phóng viên, đại lý Huỳnh Thị Hạnh – TP. Pleiku cho biết: “Những năm trước nhiều đại lý ham rẻ, ham lời mua phân NPK không có thương hiệu để bán, mình bán hàng chuẩn cạnh tranh không nổi. Nhờ đội QLTT dẹp bớt, hơn nữa nông dân sử dụng thấy không hiệu quả dân cũng bỏ”

Th.s Lê Hồng Hà - Phó Giám đốc Sở Công thương, kiêm Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai

Đại lý Xuyến Vi – Huyện Chư Prông có uy tín bán hàng gần 30 năm cho hay: “Tiêu chí để nhập hàng về bán đầu tiên phải là sản phẩm có giấy tờ đạt hợp quy, hợp chuẩn của Bộ Nông Nghiệp cấp. Nếu chỉ có giấy của cục Miền Nam chứng nhận thì đại lý chị cũng không chấp nhận. Chị tìm hiểu thêm từ các đại lý khác, từ người dân đã sử dụng. Ví dụ như hãng phân bón MTK này, chị yêu cầu nhân viên cung cấp giấy chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn của Bộ, ngoài ra còn tìm hiểu thêm từ nông dân và các đại lý khác, tận mắt thấy mẫu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn mới cho nhập kho”

Nhằm từng bước đưa hoạt động kinh doanh buôn bán của các tổ chức, đại lý buôn bán vật tư nông nghiệp đi vào nền nếp, hằng năm kế hoạch thanh kiểm tra giám sát kinh doanh luôn được lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai quan tâm và chỉ đạo sát sao hướng đến một nền nông nghiệp xanh và phát triển bền vững. Với việc sử dụng phân bón, vật nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ mang lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, do đó bà con nông dân cần chú trọng hơn nữa đến quá trình chọn lựa mặt hàng vật tư có uy tín thương hiệu.

PV

Từ khóa: