Sự kiện hot
12 năm trước

Giám sát ngân hàng: Những lỗ hổng nguy hiểm

Dù đã có nhiều luật và văn bản quy định, nhiều cơ chế và các tổ chức được thành lập để thực hiên chức năng giám các tổ chức tín dụng các tổ chức tín dụng nhưng đến nay hệ thống này vẫn còn nhiều bất cập. Qua giai đoạn khó khăn này, khi các ngân hàng bộc lộ nhiều vấn đề càng cho thấy sự kiểm soát đang còn nhiều lỗ hổng khó lấp đầy.

Dù đã có nhiều luật và văn bản quy định, nhiều cơ chế và các tổ chức được thành lập để thực hiên chức năng giám các tổ chức tín dụng các tổ chức tín dụng nhưng đến nay hệ thống này vẫn còn nhiều bất cập. Qua giai đoạn khó khăn này, khi các ngân hàng bộc lộ nhiều vấn đề càng cho thấy sự kiểm soát đang còn nhiều lỗ hổng khó lấp đầy.

Trong một tham luận về chính sách tài chính, tiền tệ và giám sát các tổ chức tài chính”, ông ông Trần Anh Tuấn, chuyên gia đến từ đã nhấn mạnh, hệ thống giám sát các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập bằng cách phân tích tổ chức, cơ chế hoạt động và các quy định hiện có. Dưới đây là những nội dụng được nêu lên như những vấn đề cơ bản nhất cần tiếp tục phân tích để tìm nguyên nhân và hướng khắc phục.

Cơ quan chịu trách nhiệm chính việc thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng hiện nay là Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, được tổ chức thành hai cấp: trực thuộc NHNN trung ương và trực thuộc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.

Theo ông Trần Anh Tuấn, hoạt động thanh tra giám sát hiện nay chủ yếu tập trung vào rủi ro an toàn vi mô của từng tổ chức tín dụng, trong khi cơ sở pháp lý về thanh tra, giám sát rủi ro an toàn vĩ mô chưa được ban hành và không được thực hiện trên thực tế. Bên cạnh đó, phương pháp thanh tra giám sát chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, vì hoạt động này vẫn dựa trên thanh tra giám sát tuân thủ, chưa áp dụng rộng rãi thanh tra giám sát rủi ro nên hiệu quả không cao. Bằng chứng là tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong các ngân hàng một thời gian dài chưa được cảnh báo và xử lý nghiêm khắc ngay từ đầu.

Thứ Hai, phạm vi thanh tra giám sát ngân hàng hiện nay chưa toàn diện, hoạt động chưa được thực hiện trên cơ sở hợp nhất toàn bộ các thành phần liên quan của một tổ chức nên chưa xác định đúng tính chất, mức độ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng không có quyền thực hiện thanh tra giám sát các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nên thời gian qua chúng ta chưa đánh giá chính xác thực trạng toàn bộ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Thứ Ba, với mô hình tổ chức phân tán, việc phân cấp ủy quyền cho NHNN cấp tỉnh thực hiện thanh tra các tổ chức tín dụng trên địa bàn quản lý dẫn đến khó triển khai thanh tra toàn diện các tổ chức tín dụng và thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro. Cơ chế thực thi hoạt động thanh tra giám sát theo địa phương hiện không hiệu quả, không phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng vốn tập trung tại Hội sở chính. Điều này cũng dẫn tới hoạt động giám sát còn khoảng trống lớn, lãng phí nhân lực do công việc giám sát bị chia cắt theo địa giới hành chính trong khi hoạt động kinh doanh lại điều hành theo chiều dọc. Bất cập này ảnh hưởng đến khả năng đánh giá của cơ quan giám sát về định hướng phát triển từng tổ chức tín dụng, rủi ro tiềm ẩn và làm giảm khả năng dự báo xa về khủng hoảng.

Việc phân tán trên còn khiến việc quản lý và điều phối lực lượng cán bộ thanh tra chưa phù hợp, bởi việc bố trí sắp xếp thanh tra viên ở chi nhánh lại thuộc thẩm quyền của giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh nên Chánh Thanh tra giám sát Ngân hàng ở NHNN trung ương không có quyền chủ động quản lý điều phối sử dụng các thanh tra viên trong toàn hệ thống khi cần thiết.

Thứ Tư, trong nội bộ các cơ quan thanh tra giám sát, việc phối hợp còn hạn chế, chưa hiệu quả. Sự song trùng lãnh đạo giám sát ngân hàng tại NHNN trung ương và các chi nhánh tại địa phương không phát huy hết vai trò trách nhiệm của thanh tra mà còn có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa trung ương và địa phương dẫn đến các vụ việc không được kiểm tra. Việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng với NHNN chi nhánh không chặt chẽ và không hiệu qủa, nhất là trong quản lý thanh tra giám sát và xử lý sai phạm của tổ chức tín dụng.

Ông Tuấn trích dẫn đánh giá của CIDA (Canada) trong khuôn khổ Dự án hợp tác về cải cách ngân hàng Việt Nam, hoạt động giám sát của ngân hàng Việt Nam hiện chỉ đáp ứng 6/25 nguyên tắc của Basel. Đồng thời phương pháp giám sát còn nhiều bất cập như giám sát theo chi nhánh của TCTD, giám sát tại chỗ là hoạt động không hiệu qủa. Song các quy định về kế toàn hiện hành còn nhiều bất cập, tạo điều kiện để doanh nghiệp và ngân hàng thực hiện che giấu bản chất kinh tế của các giao dịch mang tính cạnh tranh không lành mạnh.

Thông thường, một ngân hàng có một số cổ đông lớn và họ thường sở hữu một số công ty hoạt động trong lĩnh vực khác. Việc sử dụng các công ty con để giao dịch vòng vèo qua vài khâu trung gian trước khi đến ngân hàng được nhiều ngân hàng sử dụng song nếu chỉ căn cứ vào số liệu hạch toán kế toán hiện tại, không thể nào phát hiện sự liên kết phức tạp đằng sau đó.

Ở góc độ pháp lý, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 và Luật Thanh tra rất chậm được ban hành. Các văn bản pháp lý hiện còn thiếu như: Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng; Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Thông tư về trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng; Thông tư về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng; Thông tư về giám sát rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro tỷ giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài… “Vì thế, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh tra giám sát tổ chức tín dụng còn quá nhiều khoảng trống”, ông nói

Trường Nam
Theo Vietnamnet

Từ khóa: