Sự kiện hot
khoảng 1 tuần trước

Hòa Bình: Trung tâm Khuyến nông nỗ lực thực hiện hiệu quả các hoạt động khuyến nông trên địa bàn

Những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình đã có nhiều kết quả nổi bật trong việc triển khai hoạt động khuyến nông các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy nông, ngành nghề nông nghiệp, cung cấp các dịch vụ nông nghiệp nông thôn... Từ đây, Trung tâm ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn của địa phương.

Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Theo đó, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình thường xuyên bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, UBND các huyện, thành phố. Đơn vị chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan như các Chi cục thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, phòng NN&PTNT các huyện, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố… bám sát thực tế mùa vụ, xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp.

Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình thường xuyên bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình (ảnh Vũ Cừ).

Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình thường xuyên bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình (ảnh Vũ Cừ).

Trung tâm tích cực thực hiện tốt công tác tuyên truyền Kế hoạch tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tuyên truyền đến bà con nông dân thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đất lúa kém giá trị sang trồng các loại cây màu có giá trị kinh tế cao hơn.

Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình nỗ lực thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao (ảnh Vũ Cừ).

Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình nỗ lực thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao (ảnh Vũ Cừ).

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương trong tỉnh Hòa Bình thực hiện các hoạt động tư vấn khuyến nông, tham gia chỉ đạo công tác phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi tại cơ sở. Tuyên truyền khuyến cáo sâu rộng tới người dân dự trữ thức ăn cho vật nuôi mùa đông, phòng chống trâu bò đổ ngã do đói và rét.

Trao đổi với Phóng viên ông Đỗ Đức Trường – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình cho biết, Trung tâm đẩy mạnh việc nắm bắt tình hình sản xuất nông, lâm ngư nghiệp để đề xuất những giải pháp áp dụng tiến bộ kỹ thuật phù hợp sát với thực tế sản xuất, theo mùa vụ nhằm thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, quan tâm chú trọng việc phòng, chống ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Ông Đỗ Đức Trường – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình trao đổi với Phóng viên.

Ông Đỗ Đức Trường – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình trao đổi với Phóng viên.

"Không chỉ có vậy, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình đã làm tốt trong công tác tham mưu tổ chức, thực hiện Lễ hội cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất; Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du, miền núi phía Bắc; Hội nghị chuyên ngành thủy sản toàn quốc chủ đề “Phát triển nuôi trồng thủy sản hồ chứa”; Tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên hồ Hòa Bình; Tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, tinh hoa ẩm thực truyền thống; Tổ chức giải thi câu thể thao trên lòng hồ Hòa Bình gắn với quảng bá văn hóa và giới thiệu cảnh quan du lịch hồ Hòa Bình...”, ông Trường cho biết thêm.

Trung tâm còn tích cực việc thực hiện chấm, thẩm định, công nhận các xã đạt chuẩn NTM và nông thôn mới nâng cao cho chỉ tiêu 13.5 trong bộ tiêu chí công nhận xã NTM cho 1 số xã của Đông Bắc, Vĩnh Tiến, Nam Thượng huyện Kim Bôi; xã Nhuận Trạch, Tân Vinh huyện Lương Sơn; xã Nhân Mỹ, Tử Nê huyện Tân Lạc; xã Đa Phúc, Phú Lai huyện Yên Thủy; xã Nà Phòn huyện Mai Châu; xã Văn Nghĩa huyện Lạc Sơn.

Hòa Bình: Trung tâm Khuyến nông nỗ lực thực hiện hiệu quả các hoạt động khuyến nông trên địa bàn - Ảnh 1

Các tổ viên trong Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Tân ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đang hái chè (ảnh Vũ Cừ).

Các tổ viên trong Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Tân ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đang hái chè (ảnh Vũ Cừ).

Đối với công tác thực hiện nhiệm vụ của Tổ Khuyến nông cộng đồng thì Tổ đã thực hiện tốt nhiệm vụ vai trò trong các hoạt động như: Tư vấn hỗ trợ nông dân, hợp tác xã thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; hỗ trợ, tư vấn  thành lập mới hợp tác xã; hỗ trợ các hợp tác xã đã thành lập xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất, quy chế hoạt động; tìm kiếm doanh nghiệp, xây dựng hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm đầu ra...

Ngoài ra, Tổ Khuyến nông cộng đồng còn thực hiện vai trò làm cầu nối giữa người nông dân với hợp tác xã, nông dân. Tổ triển khai thí điểm đã hỗ trợ, tư vấn các xã thành lập tổ khuyến nông cộng đồng, hướng dẫn các tổ đã thành lập hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Đẩy mạnh các dự án, chương trình, mô hình khuyến nông

Năm vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình đã triển khai thực hiện xây dựng thành công các dự án, chương trình, mô hình khuyến nông. Có thể kể đến việc xây dựng triển khai thực hiện được 23 mô hình khuyến nông thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp...

Người nông dân đang chăm sóc vườn rau (ảnh Vũ Cừ).

Người nông dân đang chăm sóc vườn rau (ảnh Vũ Cừ).

Các mô hình đã được triển khai, thực hiện đúng tiến độ, cho kết quả tốt, đạt mục tiêu, tạo ra sức thuyết phục cao và có khả năng lan rộng tốt, được các cấp chính quyền cơ sở đánh giá cao và người dân địa phương nhiệt tình ủng hộ. Điển hình nhất là lĩnh vực chăn nuôi có 12 mô hình với 231 hộ tham hay như lĩnh vực trồng trọt có 7 mô hình 163 hộ tham gia.

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình có nhiều tiềm năng phát triển (ảnh BAVN).

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình có nhiều tiềm năng phát triển (ảnh BAVN).

Về lĩnh vực lâm nghiệp có 3 mô hình với 66 hộ tham gia. Cụ thể là mô hình “Phát triển mô hình trồng và thâm canh cây gỗ lớn mọc chậm (cây Dổi ghép)” thực hiện tại xã Quyết Thắng thuộc huyện Lạc Sơn; Mô hình: “Phát triển mô hình trồng và thâm canh cây gỗ lớn mọc nhanh (cây Keo lai mô BV16)” triển khai tại xã Đông Lai, huyện Tân Lạc; Mô hình: “Xây dựng và phát triển mô hình Bương Mốc gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Hà Nội và Hòa Bình” được áp dụng tại 2 xã Hợp Tiến, huyện Kim Bôi và Bao La, huyện Mai Châu.

Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện (ảnh BAVN).

Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện (ảnh BAVN).

Đối với lĩnh vực thủy sản thì có 1 mô hình với 2 hộ tham; Mô hình là “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng tại vùng lòng hồ thủy điện Sơn La – Hòa Bình theo tiêu chuẩn VietGAP”. Mô hình này được thực hiện tại 2 điểm tại 2 xã Bình Thanh và Thung Nai thuộc huyện Cao Phong với 2 hộ tham gia, quy mô 350 m3.

Vũ Cừ/ VP Tây Bắc

Theo KT&ĐU

Từ khóa: