Sự kiện hot
7 năm trước

Khủng hoảng tài chính không còn là mối đe dọa của châu Á

Châu Á hoàn toàn có thể vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính (nếu xảy ra) nhờ các chính sách và sự tăng trưởng hiện tại.

Hiện tại, các quốc gia châu Á có một số phương pháp bảo vệ mạnh nhất trên thế giới, sau khi đã gánh chịu một cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề 20 năm về trước khiến thị trường chứng khoán và tiền tệ lao dốc, chính phủ nhiều quốc gia suy sụp và đẩy hàng triệu người dân vào nghèo túng.

Tuy nhiên, sự phục hồi của các nền kinh tế châu Á đang đứng trước một thử thách mới. Nguyên nhân là vì các ngân hàng trung ương lớn nhất trên thế giới nếu không tiến hành loại bỏ chính sách kích thích tiền tệ thì cũng đang cân nhắc để làm vậy. Động thái này sẽ loại bỏ thanh khoản ra khỏi các thị trường mới nổi, tạo áp lực lên các đồng tiền và tăng chi phí trả nợ bằng đồng USD.

Các biểu đồ dưới đây đánh gia sự thay đổi về tài sản trong khu vực châu Á:

Phòng thủ mạnh mẽ hơn

Dự trữ ngoại hối của châu Á đạt hơn 6.000 tỷ USD, chiếm hơn một nửa lượng nắm giữ của thế giới. Trong đó, Trung Quốc đi đầu về lượng dự trữ với 3.000 tỷ USD.

Năm 1996, dự trữ ngoại hối của châu Á ít hơn 1.000 tỷ USD, khiến các ngân hàng trung ương không thể chống đỡ khi tỷ giá cố định và quản lý của họ bị các nhà đầu tư tấn công.

Hiện tại, hầu hết các quốc gia có hệ thống tỷ giá ngoại tệ thả nổi, giúp giảm áp lực bảo vệ đồng tiền ở một mức độ nhất định cho các ngân hàng trung ương.

Sức mạnh về thặng dư

Vị thế tài khoản vãng lai của châu Á đang mạnh lên, đạt thặng dư trong nhiều năm trở lại đây. Tài khoản vãng lai là thước đó dòng thương mại và tài chính bao gồm cả thanh toán lãi suất và cổ thức, được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá sự phục hồi từ khủng hoảng của một quốc gia.

Khu vực có nhiều nền kinh tế phát triển mạnh mẽ

Châu Á đang có những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, với các quốc gia như Philipines, India và Trung Quốc tăng trưởng hơn 6% hàng năm.

Chịu ít tác động từ đồng USD

Hầu hết các quốc gia đang tiến hành giảm nợ nước ngoài, giúp nền kinh tế của họ ít bị tác động bởi chi phí thanh toán nợ tăng khi đồng USD bị đánh giá quá cao.

20 năm trước, nhiều công ty bị phá sản và các chính phủ từ Thái Lan đến Hàn Quốc đều buộc phải tìm kiếm cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, khi đồng tiền quốc gia giảm khiến dịch vụ cho vay bằng USD trở nên không khả thi.

Nhân khẩu học

Nhiều nền kinh tế châu Á đang dần dần giảm phụ thuộc của họ vào xuất khẩu, và tăng phụ thuộc vào tiêu dùng. Dân số trẻ ở các nước như Philipines và Indonesia đang tạo ra tầng lơp trung lưu ở đó nếu họ có đủ việc làm.

Khôi phục tài sản

20 năm sau cuộc khủng hoảng xảy ra vào ngày 2/7/1997, khi Thái Lan từ bỏ đồng tiền peg của nước này, khu vực châu Á một lần nữa trở thành địa điểm thu hút giới đầu tư. Theo Bloomberg, các quỹ thế giới đã rót khoảng 45 tỷ USD vào thị trường chứng khoán và trái phiếu ở Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan trong năm nay.

Các chuyên gia phân tích dự báo rằng đồng rupiah của Indonesia, peso của Philippines, và ringgit của Malaysia sẽ là những đồng tiền thể hiện tốt nhất ở châu Á vào cuối năm 2018, gồm cả thu nhập từ lãi suất.

“Châu Á đã đi được một quảng đường dài nhờ những bài học là họ đã trải qua. Khu vực đã phải trả một cái giá lớn cho những bài học này, nhưng đã tiến hành cải thiện một cách mạnh mẽ”, Tsutomu Soma, giám đốc của phòng thu nhập cố định của công ty SBI Securities ở Tokyo.

Lyly Cao
Theo KTTD, Vietnambiz

Từ khóa: