Sự kiện hot
12 năm trước

Lãi suất giảm: Thời điểm bỏ vốn làm ăn

Cùng với quyết định giảm lãi suất xuống 9% và cam kết ổn định đến cuối năm cùng với các chính sách điều hành tiền tệ khác theo hướng minh bạch và ổn định sẽ tạo ra một thời điểm bước ngoặt cho nền kinh tế. Vì thế, không chỉ các ngân hàng giảm mạnh lãi suất cho vay mà nhiều người dân cũng đã quyết chấm dứt giai đoạn thủ thế, nghe ngóng để khởi động kế hoạch làm ăn mới.

Cùng với quyết định giảm lãi suất xuống 9% và cam kết ổn định đến cuối năm cùng với các chính sách điều hành tiền tệ khác theo hướng minh bạch và ổn định sẽ tạo ra một thời điểm bước ngoặt cho nền kinh tế. Vì thế, không chỉ các ngân hàng giảm mạnh lãi suất cho vay mà nhiều người dân cũng đã quyết chấm dứt giai đoạn thủ thế, nghe ngóng để khởi động kế hoạch làm ăn mới.

Trần lãi suất không có ý nghĩa?

Cuối tuần qua, giám đốc một DN sản xuất giấy và kinh doanh hàng tiêu dùng ở ngoại thành Hà Nội đã quyết định bung ra 50 tỷ chủ yếu là vốn tự có để thúc đẩy nhanh việc lắp đặt thêm các dây chuyền mới, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ông cho biết, đa số nguồn vốn là tự có của DN, không phải vay nhiều nhưng thời gian qua vẫn ngập ngừng chưa thấy rõ triển vọng. Lần này, với lãi suất huy động 9%, trần cho vay ưu đãi 13%, các lãi suất xuất khác giảm thấp… trong điều kiện lạm phát giảm, tỷ giá ổn định, Chính phủ có nhiều biện pháp thúc đẩy kinh tế thì đây là thời điểm thích hợp để làm ăn.

Ông cho biết thêm, nhiều bạn bè dù đang vay vốn ngân hàng với lãi suất khoảng 15 – 18% đã chấm dứt giai đoạn nghe ngóng, chuyển sang kế hoạch làm ăn mới. Vì mặt bằng lãi suất mới không chỉ giúp DN giảm chi phí, làm ăn có lãi mà quan trong hơn nó báo hiệu một giai đoạn sôi động mới của thị trường nên không thể chờ đợi nữa.

“Đối với nhiều DN như tôi, trần lãi suất mới không có nhiều ý nghĩa vì không thiếu vốn đến mức đi vay bằng mọi giá. Điều quan trọng nhất là lộ trình giảm lãi suất và chính sách vĩ mô, điều hành tiền tệ đã tạo niềm tin và thúc đẩy chuyển vốn qua kinh doanh”, vị giám đốc DN cho biết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Hưởng – Phó Chủ tịch Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt cũng cho rằng, đối với chúng tôi, trần lãi suất mới cũng không có ý nghĩa trong việc giảm lãi suất cho vat vì từ trước ngân hàng đã cho vay 12% thấp hơn cả trần. Đối với khách hàng tốt, luôn sẵn vốn để cho vay với lãi suất ưu đãi để kinh doanh.

Theo ông Hưởng, với lãi suất ngắn hạn 11 – 13% như hiện nay thì các DN đã bắt đầu kinh doanh được rồi. Còn ngân hàng, việc giảm lãi suất sẽ tạo thêm điều kiện để đưa vốn ra thị trường. Vì thế, quyết định giảm lãi suất như một cầu nối ngân hàng với DN. Vì thế, nhiều ngân ngân hàng đã ngân hàng đã chủ động giảm lãi suất để đón đầu. Bản thân ngân hàng cũng tìm mọi cách để lôi kéo khách hàng về với mình. Trong khó khăn tạm thời thì phải giúp DN thì DN mới về với mình.

“Lãi suất giảm xuống mức kỳ vọng và cam kết ổn định một lần nữa cho thấy chính sách tiền tệ đang được điều hành một cách chủ động, minh bạch. Điều này rất có ý nghĩa vì nó tạo ra sự ổn định, niềm tin để đầu tư kinh doanh. Việc giảm lãi suất như một cú hích về kinh tế. Qua lần này, nhiều nhà đầu tư sẽ không do dự nữa mà sẽ vào cuộc.”, ông Hưởng nói.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo – Chủ tịch Ngân hàng NN – PTNT cũng cho rằng, với quyết định giảm lãi suất lần này, NHNN đã đi đúng trên định hướng đã đặt ra và đi nhanh hơn lộ trình cam kết khi có điều kiện để hiện thực hóa kỳ vọng giảm sâu của nền kinh tế.

Ông Bảo tính toán, với quyết định giảm lãi suất mới xuống sẽ tăng tổng cầu của nền kinh tế nhiều hơn, cộng với tăng chi tiêu ngân sách thông qua đầu tư công… nhất là tạo được niềm tin cho người dân chuyển tiền trong trong “két sắt” sang đầu tư sản xuất kinh doanh…. Điều này sẽ khiến các hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian tới sôi động hơn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hưng – Tổng giám đốc VP Bank nhận định, ngân hàng cũng hưởng lợi lớn từ giảm lãi suất. Ngân hàng đang thừa tiền nhưng đầu tư qua trái phiếu và liên ngân hàng lãi suất rất thấp, bị lỗ. Giảm lãi suất lần này giúp NH tiếp tục giảm chi phí vốn, thúc đẩy cho vay. Đối với DN, lãi suất từ 14%/năm trước đây xuống 9%/năm là đã giảm 5%/năm rồi. Nhiều khách hàng đã có được mức giảm đáng kể và tất nhiên điều đó sẽ kích thích sản xuất kinh doanh.

Trong thông báo mới đây của mình, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, với những diễn biến tích cực về tín dụng và lãi suất thời gian qua khi mặt bằng lãi suất huy động giam 3 – 4%, lãi suất cho vay giảm 2 – 5% so với đầu năm, tín dụng tăng nhẹ thì thời gian tới hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ khởi sắc, kinh tế sẽ lấy lại được đà tăng trưởng.

Ông Lê Minh Hưng – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh thêm, giảm lãi suất, lộ trình giảm lãi suất đã cho thất Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện minh bạch và chủ động các chính sách tiền tệ theo một lộ trình thống nhất đã cam kết từ trước. Điều này rất có ý nghĩa khi đã neo được kỳ vọng về lạm phát cũng như các chính sách về lãi suất, tỷ giá… Hơn thế, trong một khuôn khổ vĩ mô ổn định sẽ tác động đến niềm tin của người dân và DN để chuyển hướng làm ăn một cách mạnh mẽ hơn.

Đẩy mạnh cho vay và tăng cường sàng lọc

Nhiều ngân hàng cho biết họ đang chịu một áp lực lớn khi dư tiền. Vì thế, không có ai dại gì có có vốn mà không cho vay. Và cũng không ai muốn cho vay lãi suất cao vì các ngân hàng cũng cạnh tranh nhau. Hơn nữa, nếu tiếp tục huy động cao để cho vay cao để mong lợi nhuận lớn chỉ là cách “đếm cua trong lỗ” và sẽ phải trả giá với cái chết trong tương lai khi DN gặp khó khăn. Vấn đề lớn nhất của ngân hàng là tìm được DN tốt để cho vay. Bởi vì, đẩy mạnh cho vay nhưng không có nghĩa là giảm chất lượng. Thậm chí, đây phải là một quá trình sàng lọc khách hàng. Đơn giản, cho vay để DN tốt lên chưa không ai cho vay những DN sắp phá sản vì như thế ngân hàng cũng chết theo.

Chính vì thế, theo ông Bảo có thể tạm chia DN theo ba nhóm: nhóm sắp phá sản, nhóm đang cầm chừng và nhóm tốt. Đối với những DN tốt, quay vòng vốn nhanh thì họ sẽ sớm tiếp cận được lãi suất thấp. DN tốt thì cơ hội tiếp cận vốn rẻ là rất cao. Thậm chí DN còn có quyền lựa chọn vì ngân hàng cạnh tranh thu hút khách hàng tốt để cho vay.

Ông Bảo nhấm mạnh, lãi suất giảm nhưng ngân hàng không tăng thêm bất cứ một điều kiện cho vay nào nếu không muốn nói có những động thái nới ra như cơ cấu lại nợ theo chủ trương của NHNN, tăng trường kiểm soát chi tiêu và hỗ trợ phương án kinh doanh của DN… Các ngân hàng đang nhìn DN theo một hướng tích cực để cho vay. Tuy nhiên, đối với những DN quá khó khăn, sắp phá sản… cũng phải chấp nhận vì ngân hàng phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn đồng vốn.

“Cũng phải nhìn xu hướng kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô, thúc đẩy tái cơ cấu nâng cao hiệu quả nền kinh tế… cũng như tình hình chung của thế giới để có chính sách phù hợp. Những DN nào không đáp ứng trong thời hiện tại thì khó có thể đáp ứng trong thời gian tới và dễ dãi cho vay sẽ mạo hiểm cho ngân hàng và tích thêm nguy cơ cho nền kinh tế”, ông Bảo nói.

Trong khi đó, Ông Nguyễn Hưng cũng cho biết, dù chưa trả nợ cũ nhưng DN vẫn có thể được hưởng lãi suất thấp vì cứ được điều chỉnh lãi suất trên hợp đồng theo kỳ hạn, thông thường là 3 tháng nên DN đều có thể được hưởng lãi suất giảm. Bên cạnh đó còn có chính sách cơ cấu lại nợ, hỗ trợ kinh doanh… Nếu DN tốt, Ngân hàng còn cho vay thấp hơn cả trần chỉ 12% vì mức này vẫn có lợi hơn lãi suấy liên ngân hàng 6 -7 %.

“Chúng tôi muốn cho vay nhưng phải đặt an toàn lên hàng đầu, chứ không thể vì thừa vốn mà đẩy tín dụng ra ồ ạt, không kiểm soát được thì hậu quả phải trả giá là 6 tháng hay một năm nữa. Đối với nhiều DN, vấn đề không tiếp cận được vốn là DN cực ký khó khăn, đang vướng vào nợ với ngân hàng mà chủ yếu do nợ xấu như BĐS, đầu cơ… chưa có lối thoát…

Ông Phạm Quang Tùng – Phó tổng giám đốc BIDV cũng cho biết, Ngân hàng luôn giảm lãi suất cho vay trước, điều chỉnh lãi suấy trên hợp đòng cho DN tốt.DN nào còn kêu cao thì cần xem lại vì có thể kinh doanh không tốt, khả năng phục hồi thấp hay không minh bạch. Các ngân hàng đều cạnh tranh, cần khách hàng để giải ngân vốn, Vậy một DN mà không tiếp cận được vốn cần phải xem lại mình.

Tranh luận về điều này, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, chính sách vĩ mô ổn định, lộ trình giảm lãi suất đúng định hướng đặt ra. Nếu trước đây khi lãi suất huy động 12 – 13% thì còn có thể kêu lãi suất vì ngân hàng còn vướng nguồn vốn cũ, cần độ trễ để điều chỉnh. Nay mức lãi suất mới, ngân hàng công bố vốn nhiều và giá rẻ hơn, điều kiện cho vay không tăng mà có phần nới ra, ngân hàng hỗ trợ cơ cấu nợ, phương án kinh doanh mà DN không thể vay vốn cần xem lại mình. Bởi vì ngân hàng cho vay nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và an toàn, không thể vì đẩy mạnh cho vay mà chủ quan. 

Lê Khắc
Theo Vietnamnet

Từ khóa: