Sự kiện hot
khoảng 1 tháng trước

"Liều thuốc" tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Giải cứu hay bóp nghẹt thị trường bia rượu?

Việt Nam là một trong những quốc gia có định mức tiêu thụ bia rượu nhiều nhất trong khu vực Châu Á. Mỗi năm, ngành đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) đóng góp khoảng 60.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, tạo ra hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động trực tiếp, gián tiếp. Với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến thông qua vào tháng 5-2025, ngành bia rượu sẽ chịu tác động khi phải tăng thuế theo lộ trình, bao gồm cả sản phẩm nước giải khát có đường.

Mức độ sử dụng tăng nhanh, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế rượu bia và thuốc  lá - Người Tiêu Dùng Online
"Liều thuốc" tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Giải cứu hay bóp nghẹt thị trường bia rượu?

Thị trường bia rượu Việt Nam trước khi tăng thuế

Mức tiêu thụ bình quân trên đầu người được đánh giá cao hơn mức tiêu thụ trung bình của thế giới là 6.4 lít/ người/ năm, xếp thứ hai khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 3 Châu Á.

Nhu cầu tiêu thụ rượu cũng đang có xu hướng tăng trưởng hơn, đặc biệt là rượu vang và whisky. Riêng đối với thị trường bia, tỷ lệ cạnh tranh cao với các thương hiệu lớn như Sabeco, Heneiken, Habeco, Carlsberg… Các thương hiệu liên tục tung ra các sản phẩm mới với các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ, sự cạnh tranh về giá cả cũng là cuộc đua không khoan nhượng của thị trường.

Thị trường đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) được đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn, nhưng cũng đang đối diện với nhiều thách thứ như chính sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này. Doanh nghiệp bia rượu đối diện với sức ép cần liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, xây dựng thương hiệu uy tín và họ buộc phải thích ứng nhanh chóng với thị trường cạnh tranh.

Ngành bia rượu đã có những đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, điều này đã thể hiện thông qua mức thuế đóng khủng khiếp mỗi năm của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn như Sabeco, Heneiken...

Thị trường bia rượu Việt Nam sau khi tăng thuế

Nhu cầu tiêu thụ đã giảm dưới sự tác động của việc tăng thuế của nhà nước. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới phân khúc bia rượu bình dân và có thể thấy được tỷ lệ giảm 5-10% so với cùng kỳ kinh doanh của những năm trước đó. Các doanh nghiệp kinh doanh bia như Sabeco, Heineken, Habeco đã có những mức doanh thu và lợi nhuận giảm đạt tới 10-20%. Đặc biệt, khối doanh nghiệp bia bình dân, bia thủ công đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề hơn dưới sự thay đổi chính sách thuế của nhà nước.

Việc tăng thuế dẫn đến giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên, điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nhu cầu tiêu thụ bia rượu giảm, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng vì vậy mà bị ảnh hưởng theo. Doanh nghiệp vốn dĩ đã phải đối diện với những cạnh tranh gay gắt của thị trường, sẽ trở nên khó khăn hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bia rượu giả, kém chất lượng gia tăng và trà trộn vào thị trường.

Sau khi tăng thuế, doanh nghiệp bia rượu sẽ phải nộp thuế nhiều hơn, dẫn đến việc giảm doanh thu, giảm lợi nhuận. Giá sản phẩm tăng lên cũng là nguyên nhân khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, điều này có ảnh hưởng nặng nề trực tiếp tới phân khúc bia rượu bình dân và bia thủ công. Việc tăng thuế cũng làm ảnh hưởng đến giá nguyên liệu, giá nguyên liệu tăng lên và doanh nghiệp phải chi trả thêm chi phí để tuân thủ các quy định về thuế mới.

Đối diện với bối cảnh này, doanh nghiệp cũng buộc phải thay đổi và tăng cường các chiến lược kinh doanh, như tích cực mở rộng quảng cáo, tiếp thị để thu hút người tiêu dùng và khẳng định thị phần kinh doanh của mình. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới phù hợp với thị yếu và nhu cầu của người tiêu dùng theo từng giai đoạn để đảm bảo giữ vững và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Thậm chí, cần nghiên cứu xuất khẩu sản phẩm sang thị trường khác để mở rộng thị phần kinh doanh, mở rộng tệp khách hàng.

Thuế tiêu thụ đặc biệt và những điều cần biết – CIS Law Firm
Ảnh minh họa.

Ông Nguyễn Duy Vương, Trưởng phòng đối ngoại, Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam cho rằng, thời điểm hiện tại chưa thích hợp để tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, việc tăng thuế 10% đối với bia có thể khiến sản lượng của ngành giảm đáng kể. Điều này có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế đáng kể cho không chỉ riêng ngành bia mà còn ảnh hưởng đến việc thu ngân sách Nhà nước.

“Heineken đã cùng các đối tác Việt Nam hằng năm tạo ra hơn 200.000 việc làm, đóng góp khoảng 1% GDP cho Việt Nam. Phát triển bền vững luôn là trọng tâm trong các chiến lược của Heineken. Heineken đang nỗ lực đến năm 2025 sử dụng 100% năng lượng tái tạo, 100% nước được bù hoàn và hoàn toàn không còn rác thải chôn lấp. Tiến trình này sẽ được thực thi nhanh hơn nếu được Nhà nước hỗ trợ cơ chế...”, ông Nguyễn Duy Vương chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Minh Thảo - trưởng ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), CIEM đã có báo cáo đánh giá định lượng tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống có cồn.

"Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vực nước giải khát nói riêng đang trong giai đoạn rất khó khăn. Các chính sách ban hành cần đảm bảo nhất quán với định hướng, chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ phục hồi và phát triển doanh nghiệp", bà Thảo nói.

Đại diện CIEM kiến nghị cơ quan soạn thảo nên đánh giá tác động một cách toàn diện khi đề xuất mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cùng với đó, Chính phủ nên lùi thời hạn hoặc có lộ trình đối với việc áp dụng sắc thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược thích ứng, kế hoạch cải tiến sản phẩm, trong khi có thể khấu hao dây chuyền công nghệ cũ.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng thuế thu nhập đặc biệt đối với sản phẩm bia rượu là một chủ đề thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Trong khi một số lo ngại về tác động tiêu cực đến khối doanh nghiệp sản xuất bia rượu, thì có quan điểm lại cho rằng đây là cơ hội để phát triển thị trường bia rượu cao cấp, tạo cơ hội cho khối doanh nghiệp phát triển theo phân khúc này. Nhưng cơ bản, các nhìn nhận cho thấy rằng việc tăng thuế thu nhập đặc biệt có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất rượu trong ngắn hạn, tuy nhiên, xét về lâu dài, đây chính là cơ hội để thị trường phát triển theo hướng bền vững hơn, cạnh tranh cao sẽ yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất phải chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm và ý thức hơn trong việc cung cấp sản phẩm ra thị trường. Doanh nghiệp bia rượu cũng cần có những giải pháp phù hợp để thích ứng với tình hình mới, như đa dạng hoa sản phẩm, tăng cường tiếp thị quảng cáo hay các chương trình kinh doanh mới phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng hơn.

PV/KTĐU

Từ khóa: