Sự kiện hot
12 năm trước

Lợi nhuận ngân hàng nằm ở đâu?

Về nguyên tắc, khi một khoản vay được triển khai, chu kỳ vay được phân kỳ trả nợ gốc và trả lãi. Theo đó, ngân hàng thu tiền lãi cho vay sẽ đưa vào lợi nhuận dự thu theo tháng.

Về nguyên tắc, khi một khoản vay được triển khai, chu kỳ vay được phân kỳ trả nợ gốc và trả lãi. Theo đó, ngân hàng thu tiền lãi cho vay sẽ đưa vào lợi nhuận dự thu theo tháng.

Nhưng nhiều dự án kinh doanh nhà ở, đầu tư nhà xưởng chủ yếu là vay trung dài hạn, trong năm đầu tiên gần như không thu được đồng tiền lãi nào.

Khó đạt mục tiêu lợi nhuận

Đó là số liệu của NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh về con số lợi nhuận của các ngân trên địa bàn trong những tháng đầu năm, trong khi cùng thời điểm 6 tháng đầu năm 2011 lợi nhuận của các ngân hàng trên địa bàn đạt hơn 80% so với cả năm 2010.

Một chuyên gia ngân hàng nhìn nhận, con số trên là biểu hiện rõ nét nhất về những nỗ lực chia sẻ khó khăn với nền kinh tế của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua. Tỷ lệ lợi nhuận tính trên bình quân chung của các ngân hàng, nhưng không loại trừ có những ngân hàng đang rất khó khăn trong hiệu quả hoạt động từ đầu năm đến nay. Nguyên do, chính sách lãi suất thay đổi liên tục. Hiện sau 4 lần điều chỉnh, trần lãi suất huy động đã được đưa về mức 9%/năm. Lãi suất cho vay cũng giảm mạnh; đối với các lĩnh vực ưu tiên chỉ vào khoảng 11-13%/năm.

Thế nhưng trên thực tế, chi phí vốn của các NHTM hiện vẫn khá cao. Do chi phí vốn đầu vào của các ngân hàng trong quý I/2012 ở mức trên dưới 14%/năm. Điều này đã tác động không nhỏ đến lợi nhuận của các ngân hàng. Bên cạnh đó, gần đây các ngân hàng hưởng ứng chính sách giảm lãi vay cũ xuống dưới 15%/năm về nguyên tắc đã làm cho lợi nhuận ngân hàng thêm “teo tóp”.

Tổng giám đốc một ngân hàng cho biết, ngân hàng phải thực hiện giảm lãi suất huy động theo quy định mới và giảm lãi vay cũ, trong khi ngân hàng vẫn phải trả lãi cao cho những khoản tiền gửi trước đó của xã hội. “Nhiều khoản nợ xấu do tác động từ thị trường hiện không thu được vốn, chứ chưa nói gì đến tiền lãi vay phải trả hàng tháng đã làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ gần đây hết sức khó khăn” - vị lãnh đạo ngân hàng này bộc lộ.

Ở góc độ khác, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 7 tăng được 0,9%, trong khi suốt nửa đầu năm nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng đóng băng tín dụng. Tắc nghẽn tín dụng đã làm sụt giảm mạnh lợi nhuận ngân hàng, do đến nay thu từ tín dụng vẫn là nguồn thu chủ đạo của các ngân hàng. Chưa kể hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng rất bí bét do nền kinh tế khó khăn. Kinh doanh vàng, ngoại tệ cũng gặp khó do vàng hầu như đã hết thời, trong khi chênh lệch giá mua/bán ngoại tệ gần một năm qua không cao.

Ẩn sau… lợi nhuận

Về nguyên tắc, khi một khoản vay được triển khai, chu kỳ vay được phân kỳ trả nợ gốc và trả lãi. Theo đó, ngân hàng thu tiền lãi cho vay sẽ đưa vào lợi nhuận dự thu theo tháng. Nhưng nhiều dự án kinh doanh nhà ở, đầu tư nhà xưởng chủ yếu là vay trung dài hạn, trong năm đầu tiên gần như không thu được đồng tiền lãi nào. Trường hợp khoản nợ phải thu, nhưng do doanh nghiệp vay vốn không tiêu thụ được hàng hóa, khoản dự thu của ngân hàng bị loại ra khỏi bảng cân đối tài sản.

Lãnh đạo tài chính một số ngân hàng cho biết, nhiều khoản lãi không thu được phải chuyển ra ngoại bảng, nhưng đều phải chịu tất cả các chi phí tính thuế. Thêm vào đó còn phải trích lập dự phòng rủi ro càng làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Theo một chuyên gia ngân hàng, với quy mô ngân hàng hiện lớn gấp nhiều lần 10 năm trước, trong khi môi trường kinh doanh lại đầy rủi ro cách tính lợi nhuận từ lãi suất huy động và cho vay chênh lệch 3% hiện không còn phù hợp.

Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank nói, “ngân hàng phải trích lập dự phòng chung, bảo hiểm tiền gửi, chi phí văn phòng, lương thưởng, quảng cáo… cộng lại chi phí giá vốn đầu vào cao hơn lãi suất huy động 9%/năm hiện rất nhiều”. Sự phát triển mạnh về quy mô của các ngân hàng, đẩy chi phí quản lý, hoạt động tăng mạnh, trong khi đó lợi tức chia cho cổ đông luôn phải chạy theo lạm phát.

Một nhà đầu tư cho biết, chi phí tăng thêm cho ban điều hành Eximbank năm 2012 đã tăng 0,5%/lợi nhuận (tương đương 50 tỷ đồng), trong khi số thành viên HĐQT không thay đổi so với năm trước. Chí phí này một số ngân hàng khác cũng có các mức tăng với những lý do, áp lực quản trị ngân hàng tăng, lương thưởng nhân viên tăng…

Theo số liệu của Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, lợi nhuận toàn ngành Ngân hàng tính đến hết năm 2011 ở mức 15,1% không phải là mức cao so với số vốn tối thiểu 40.000-60.000 tỷ đồng mỗi ngân hàng bỏ ra kinh doanh trong một năm.

Ai… cao hơn?

Tạm lấy kế hoạch kinh doanh năm 2012: Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 4.600 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2011, với tổng tài sản dự kiến 210 ngàn tỷ đồng. Để đạt số lợi nhuận này Eximbank dự kiến huy động 100.000 tỷ đồng, cho vay khoảng hơn 87 ngàn tỷ đồng, dịch vụ chiếm khoảng 30% trong cơ cấu doanh thu ngân hàng. Cổ tức dự kiến chia 21,2% cao hơn rất nhiều so với lạm phát mục tiêu của năm 2012.

Trong khi, Vinamilk lợi nhuận trước thuế 5,6 ngàn tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2011, kế hoạch kinh doanh mục tiêu dự kiến đạt hơn 26,4 ngàn tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tổng tài sản hơn 15 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2012 của Vinamilk là 40%, tăng 10% so với năm 2011. Nếu nhìn vào hai bộ chỉ tiêu của hai công ty niêm yết này sẽ thấy lợi nhuận của doanh nghiệp sữa hiệu quả và cao hơn rất nhiều so với một tổ chức kinh doanh tiền tệ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc một vài ngân hàng báo cáo con số lợi nhuận cao gần đây do các ngân hàng này đều là công ty niêm yết, công bố vậy nhằm giữ chân nhà đầu tư, thế nhưng lợi tức chia cho nhà đầu tư vào ngân hàng trong mấy năm gần đây rất hẻo, thậm chí nhiều ngân hàng không có.

Thực tế nhiều người mua cổ phiếu một số ngân hàng những năm gần đây đều “ngó lơ” với việc chia cổ tức. Con số lợi tức nhiều ngân hàng đến nay có chăng chỉ như một thứ “trang điểm” của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Một chuyên gia kinh tế ví von, ngân hàng như một nhà cung ứng đầu vào, sản xuất kinh doanh là nhà phân phối đầu ra của nền kinh tế. Theo lẽ đó hiệu quả ngân hàng càng lớn mạnh mới đảm bảo cho một nền kinh tế thực phát triển vững vàng!

Theo TBNH

Từ khóa: