Sự kiện hot
5 năm trước

Mộc Châu Milk: Quy trình an toàn, được khép kín từ đồng cỏ đến bàn ăn

Với lợi thế 60 năm kinh nghiệm, Mộc Châu Milk là tên tuổi trên thị trường sữa Việt Nam áp dụng thành công mô hình kinh doanh sản xuất khép kín, an toàn “từ đồng cỏ đến bàn ăn”.

Trang trại không ruồi

Sáu năm trước, ông Alastair một chuyên gia bò sữa hàng đầu của Thụy Điển đã có chuyến đích mục sở thị đến Mộc Châu. Ông bất ngờ vì khí hậu, thiên nhiên nơi đây chả khác nào quê ông. Ông đã phải thốt lên “Mộc Châu hoàn toàn có thể sản xuất sữa siêu sạch”. Trong mắt ông, vùng thảo nguyên xinh đẹp, trù phú này là hệ sinh thái lý tưởng cho trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Đó là chưa kể mọi quy trình được thực thi nghiêm ngặt, từ công tác thú y đến việc thu mua sữa đều được thực hiện nhanh chóng, khép kín.

Cả vùng thảo nguyên Mộc Châu hiện có gần 600 trang trại chăn nuôi với trên 24.000 con bò. Mỗi trại bò trung bình 40 - 50 con, trong đó khoảng 30% nhóm hộ nuôi quy mô lớn 100 - 200 con/hộ. Riêng công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) sở hữu 3 trang trại lớn với gần 5.000 con bò sữa được chăn nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Các trại bò này nằm xen kẽ giữa các đồi cỏ xanh mướt, xung quanh thức ăn ủ chua, thùng sữa mới vắt… Ấy vậy mà không có bóng dáng con ruồi nào.

Anh Nguyễn Văn Quang, con ông Nguyễn Văn Quất - Vua bò sữa tại Nông trường Mộc Châu, chia sẻ: “Quy mô trại lên tới hơn 200 con bò nhưng tất cả các khâu đều phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Ngay cả với diện tích cỏ trồng ở trang trại cũng đảm bảo cỏ sạch, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học mà chỉ dùng chính chất thải của bò làm phân bón cho cỏ”.

Thức ăn cho bò ở đây được chế biến hiện đại, kết hợp giống cỏ khô Alfalfa nhập khẩu từ Mỹ với giống cỏ trong nước của các hộ chăn nuôi tự trồng, cây ngô được đem ủ men kỹ rồi mới đem cho bò ăn. “Muốn có nguồn sữa tốt thì nguồn thức ăn và chuồng trại phải sạch, công nghệ bảo quản tốt”, anh Quang nói.

Trong khi đó, anh Dương Văn Nội ở thị trấn Nông trường Mộc Châu sở hữu hơn 70 con bò không ngần ngại khẳng định: “Ở đây không có ruồi”. Anh Nội còn nổi tiếng ở vùng thảo nguyên này vì đã chịu chi đến 800 triệu đồng để đầu tư dây chuyền xử lý phân bò tự động. “Mỗi ngày tôi chỉ mất 30 phút buổi sáng để xử lý phân cho 70 con bò thành phân khô. Nhanh, sạch và gọn gàng”, anh Nội cười sảng khoái.

So với trước kia việc dọn phân bò, ủ phân rất vất vả, nhất là khu vực ủ phân có mùi hôi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Giờ phân được ép khô, không có mùi. Đặc biệt, công việc vắt sữa của anh cũng được máy móc hỗ trợ khiến anh không phải dậy quá sớm như trước mà lượng và chất của sữa ngày càng tăng.

Chuyện nhiều hộ dân tự đầu tư những dây chuyền xử lý phân tự động như vậy không còn là hiếm ở Mộc Châu. Được biết, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đang thực hiện kế hoạch xây dựng dự án phân bón hữu cơ. Dự án này sẽ giúp công ty xử lý được nguồn chất thải từ các trang trại, đảm bảo môi trường sống trong lành cho đàn bò, lại có hiệu quả về kinh tế thông qua việc cung cấp phân bón cho các vùng nguyên liệu.

Kiểm soát dòng sữa sạch

Tại Mộc Châu Milk, trước khi tiến hành vắt sữa, công nhân phải vệ sinh bầu vú bò thật sạch, sử dụng thuốc sát trùng núm vú rồi lau khô và thử các tia sữa đầu để xem độ tiêu chuẩn. Sữa bò được vắt bằng máy và thực hiện theo quy trình khép kín hoàn toàn.

Chứng kiến cảnh các nông hộ chở sữa đến trại thu mua mới thấy, họ tuân thủ mọi quy định nghiêm ngặt mà Mộc Châu Milk đưa ra. Ở nông trường Mộc Châu hiện có 21 trạm thu mua sữa nhằm phục vụ người dân bán sữa bò không phải đi quá xa trên dưới 1 km và đảm bảo chất lượng sữa trong điều kiện tốt nhất. Sau khi thu mua sữa bò mới vắt ra ở nhiệt độ 35 - 37độ C sẽ được chuyển xuống bảo quản ở nhiệt độ 2 - 4độ C và kiểm tra nhanh độ tươi của sữa để phân loại. Tiếp đó lấy mẫu của tất cả các bình sữa để kiểm tra các chỉ tiêu như: nhiệt độ, hàm lượng chất khô, chất béo, tỷ lệ vi sinh… trong sữa. Tất cả số sữa thu mua từ các hộ chăn nuôi sẽ được vận chuyển về nhà máy bằng xe chuyên dụng. Tại nhà máy, sữa được bơm vào hệ thống thanh trùng ở nhiệt độ 74 - 76 độ C trong vòng 16 giây, sau đó làm lạnh ở 5 độ C và bơm vào bồn chứa sữa thành phẩm. Quá trình thanh trùng giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại nhưng vẫn bảo quản được độ tươi và thơm ngon của sữa bò. Sữa đạt chuẩn thành phẩm được bơm sang hệ thống máy rót để đóng chai và bao gói.

Mỗi ngày, công ty cung cấp ra thị trường gần 250 tấn sữa tươi từ các trang trại chăn nuôi với nhiều dòng sản phẩm. Trong đó, với dòng sản phẩm sữa thanh trùng và tiệt trùng 100% tự nhiên, Mộc Châu Milk đang dần chiếm ưu thế trong thị trường sữa tươi nhờ vùng nguyên liệu tốt. Sắp tới, công ty sẽ tung ra thị trường dòng sản phẩm sữa tươi tiệt trùng chiết xuất chuối tự nhiên. Đây là sản phẩm sữa tươi cao cấp có hàm lượng protein cao, hỗ trợ cung cấp năng lượng cho một ngày năng động với hương vị chuối tự nhiên thơm ngon, phù hợp mọi đối tượng sử dụng

Theo ông Trần Công Chiến, Tổng giám đốc Mộc Châu Milk, mỗi loại sữa đều có quy trình sản xuất riêng nhưng tất cả đều được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn với công nghệ khép kín tiên tiến hàng đầu thế giới, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và cho ra sản phẩm sữa sạch.

Đặc biệt, đây là công ty đầu tiên ở Việt Nam đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) cho bò sữa cách đây 5 năm. Với công suất 150 tấn/ngày, đáp ứng nhu cầu thức ăn cho bò của công ty và các nông hộ. Nhà máy đã giúp công ty thực hiện mục tiêu nâng tổng đàn bò sữa của địa phương từ 30.000 lên 35.000 con trong năm 2020 và sẽ thay đổi căn bản phương thức chăn nuôi ở các nông hộ.

Theo ông Chiến, trong tương lai Mộc Châu Milk không tự mình đẩy mạnh phát triển quy mô đàn bò sữa mà chọn cách bắt tay với người nông dân để cùng phát triển. Công ty đào tạo kỹ năng cho người nông dân, giúp họ tiếp cận với khoa học kỹ thuật để sản xuất theo tiêu chuẩn.

Với cách làm riêng biệt và những lợi thế chỉ có ở thảo nguyên Mộc Châu mà không nơi đâu có được, thương hiệu sữa Mộc Châu Milk đang dần vươn lên vị thế cao trên thị trường sữa Việt Nam.

Ngọc Hoàng
Theo Báo Đời sống & Tiêu dùng

Từ khóa: