Sự kiện hot
12 năm trước

Ngã ngửa cổ phiếu tăng giá, DN lỗ nặng

Đang có những dấu hiệu cho thấy nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp làm ăn bi bét những vẫn tăng mạnh theo thị trường. Nhiều mã thậm chí còn là hàng nóng cho tới khi doanh nghiệp buộc phải công bố tình hình tài chính bất ổn và doanh nghiệp chưa thể thoát ra khỏi khó khăn.

Đang có những dấu hiệu cho thấy nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp làm ăn bi bét những vẫn tăng mạnh theo thị trường. Nhiều mã thậm chí còn là hàng nóng cho tới khi doanh nghiệp buộc phải công bố tình hình tài chính bất ổn và doanh nghiệp chưa thể thoát ra khỏi khó khăn.

Giá cổ phiếu tăng lợi nhuận giảm

Chỉ vài phút sau khi phiên giao dịch buổi chiều 24/4 kết thúc và một ngày trước khi hết hạn công bố kết quả kinh doanh quý I/2012, Công ty Cổ phần Tập đoàn Khoáng sản Hamico (KSH) đưa ra báo cáo cho thấy công ty tiếp tục thua lỗ quý thứ hai liên tiếp. Cụ thể, KSH lỗ gần 422 triệu đồng quý I/2012 trong khi cùng kỳ lãi 5,76 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh thua lỗ trong quý đầu tiên của năm 2012 vẫn khiến khá nhiều người ngã ngửa và lo lắng, đơn giản là vì đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào nhóm cổ phiếu nóng với niềm tin giá có thể bứt phá dữ dội nếu tình hình kinh doanh được cải thiện theo đà đi lên của các chỉ số kinh tế vĩ mô.

Có thể thấy, trước đó KSH đã tăng như vũ bão, trong một thời gian dài. Trong 10 phiên gần đây, KSH tăng trần 9 phiên và phiên còn lại cũng tăng 1,7%. Tính chung trong khoảng 3 tháng qua, KSH đã tăng gần 2,6 lần từ 5.000 đồng/cp lên 12.900 đồng/cp.

Điều làm nhiều người lo lắng là trước đó đã có một số mã tăng nóng và đang trong tình trạng quay đầu giảm sàn không ngóc đầu dậy được sau khi doanh nghiệp công bố những thông tin không tốt lành về tình hình hoạt động trong những tháng đầu năm.

Trường hợp SHS của CTCP Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín là một ví dụ. Liên tục trong 4 phiên vừa qua (tính tới hết 24/4), cổ phiếu SHS luôn giảm hết biên độ cho phép với dư bán sàn lên tới vài triệu đơn vị. Rất nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ nhưng đã không thể chạy được vì lực bán quá mạnh, trong khi rất ít người dám bắt đáy.

Tình hình bán tháo xảy ra sau khi SBS bất ngờ công bố tiếp tục lỗ nặng trong quý I/2012 với -660 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên tới hơn 1.400 đồng.

Cho dù nhiều người biết rằng SBS đang trong tình trạng khó khăn, nhưng thông tin này vẫn bất ngờ đối với họ bởi thông thường các CTCK được hưởng lợi kép từ việc TTCK phục hồi. Với thị phần môi giới không đến nỗi tệ và các khoản đầu tư chứng khoán khá lớn, nhiều người cho rằng SBS sẽ có doanh thu tương đối và hoành nhập dự phòng kha khá trong quý I.

Đang có những dấu hiệu cho thấy nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp làm ăn bi bét những vẫn tăng mạnh theo thị trường.

Kỳ vọng đã kéo không ít nhà đầu tư lao vào cuộc săn đuổi SBS giống như săn đuổi bao cổ phiếu chứng khoán khác. Và tất nhiên, SBS đã nhanh chóng tăng từ khoảng 2.800 đồng/cp hồi giữa tháng 1/2012 lên đến 7.300 đồng/cp vào ngày 18/4 vừa qua, trước khi doanh nghiệp này công bố con số lỗ khó tin trong quý I/2012.

Chỉ tính riêng trong 4 phiên vừa qua, SBS đã giảm tổng cộng 1.200 đồng, tương đương hơn 16% - một con số lỗ đáng ngại và lãng xẹt trọng bối cảnh TTCK vẫn đang trong xu hướng đi lên. Không chỉ thế, số lỗ này có thể còn leo thang khi mà trong phiên 24/4 vẫn còn dư bán gần 3,7 triệu cổ phiếu SBS giá sàn mà không có người mua.

Tất nhiên, trong một TTCK đang sôi sùng sục như hiện nay thì khả năng bật trở lại là khá lớn nếu giá giảm tới một mức độ hấp dẫn nào đó.

Tuy nhiên, trong trường hợp của SHN thì tình hình có vẻ bi đát hơn. Không hiểu thực hư nội tình như thế nào nhưng việc các cổ đông trụ cột, trong đó có Chủ tịch bán gần như sạch sẽ toàn bộ cổ phiếu nắm giữ rồi quay ra tuyên bố doanh nghiệp có thể phá sản thì việc lao dốc kéo dài là không tránh khỏi. Không ít nhà đầu tư đã bị mắc kẹt ở cổ phiếu này sau đợt sôi nóng tăng hơn 50% trong tháng 2/2012. SHN đã quay đầu giảm mạnh từ giữa tháng 3/2012, từ mức 6.000 đồng xuống chỉ còn 2.000 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 24/4.

Bên cạnh đó, cho tới gần đến hạn chót công bố kết quả kinh doanh quý I, nhưng mới có rất ít công ty niêm yết công bố tình hình tài chính trong 3 tháng đầu năm. Trong số những doanh nghiệp đã công bố, có không ít doanh nghiệp thua lỗ trong quý I/2012 như TCR (lỗ 19 tỷ), VST (lỗ 21 tỷ), BAS (lỗ 4,3 tỷ), MTG (lỗ 484 triệu)... Nhiều người lo ngại, số lượng công ty báo lỗ sẽ tăng lên nhanh chóng trong số các công ty báo cáo chậm.

Chết vì lướt sóng

Có một thực tế đáng buồn ở TTCK Việt Nam là đa số những nhà đầu tư tham gia vào sân chơi này đều tính đầu tư ngắn hạn hay nói cách khác là lướt sóng, thay vì đầu tư vào doanh nghiệp ổn định để kiếm lợi nhuận về lâu dài.

Một thực tế cho thấy là trong những đợt TTCK đi lên, người kiếm lời nhiều nhất lại là những người đầu tư vào các cổ phiếu nóng. Kỳ vọng của họ là vài ba lần chứ không tính theo vài chục phần trăm.

Thực tế, để đạt được những mức kỳ vọng khổng lồ này thì các mã cổ phiếu được lựa chọn đều là những mã dạng siêu nóng, siêu lướt sóng như một số thuộc nhóm chứng khoán, khoáng sản và cả những cổ phiếu lỗ nặng, rớt sâu trong năm trước đó... Có rớt sâu, lỗ nặng thì nếu hồi phục mới mạnh mẽ được.

Thời gian TTCK phục hồi mạnh mẽ vừa qua, có rất nhiều nhà đầu tư đã kiếm được rất nhiều, tài khoản có thể tăng lên gấp vài ba lần. Điều này không có gì là quá bởi trên thực tế không ít mã đã tăng 2-3 lần chỉ trong 3-4 tháng qua. Nếu tính cả đòn bẩy và tài lướt lát, kiếm chênh lệch trần-sàn trong phiên thì lợi nhuận cao ngất là vấn đề không phải bàn cãi.

Nhiều cổ phiếu đã tăng chóng mặt như ORS tăng từ khoảng 1.300 đồng lên 5.000 đồng/cp; APS tăng từ 1.800 đồng lên gần 5.500 đồng/cp; KSA cũng tăng rầm rộ từ khoảng 4.000 đồng lên 18.400 đồng/cp trong khoảng 3 tháng qua; BMC tăng từ khoảng 17.000 đồng lên 58.000 đồng/cp...

Việc tăng trần kéo dài, gấp vài ba lần cũng là chuyện bình thường khi mà năm ngoái đa số các cổ phiếu đã giảm rất mạnh, có cổ mất giá tới 80-90%, giờ hồi phục lại là không có gì ngạc nhiên khi các chỉ số kinh tế vĩ mô đã và đang được cải thiện.

Mặc dù vậy, trong một thị trường mà tính minh bạch chưa cao và tình trạng đội lái kéo-đẩy giá vẫn còn khá phổ biến thì khả năng rơi vào cãi bẫy tăng giá rất có thể xảy ra. Nhiều nhà đầu tư muốn kiếm lời nhanh có thể sẽ bị vướng vào những cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động không tốt, thậm chí vướng cả vào những cổ phiếu giấy vụn, không có hoạt động sản xuất, kinh doanh cốt lõi.

Tất nhiên là khá khó có thể xác định được những loại công ty như thế này. Tuy nhiên, có một điều thường thấy ở các doanh nghiệp yếu kém là doanh thu thấp và bấp bênh. Một công ty có lớn mạnh và hoạt động ổn định chỉ khi mà doanh thu tăng trưởng ổn định.

Mạnh Hà
Theo VEF


Từ khóa: